Nghị Quyết số 82/NQ-CP về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Thứ hai - 24/12/2012 13:55
Ngày 06/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị Quyết số 82/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” giai đoạn 2012-2016.

Theo đó Chính phủ đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan báo chí cùng toàn thể nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Việc ban hành Chương trình hành động nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 - 2020, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015 mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 đã được Quốc hội thông qua. Chương trình hành động là kế hoạch dài hạn, bao gồm nhiều nội dung, lĩnh vực, nhiệm vụ chủ yếu về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2012 - 2016; là căn cứ để các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
 

 
Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình tham dự phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng của Chính phủ
 
Các nhóm nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình gồm: Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch; tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội; hợp tác quốc tế, thu hồi tài sản, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (Công ước).

Các nhiệm vụ cụ thể của Chương trình cũng là các nhiệm vụ cụ thể thực hiện giai đoạn thứ hai Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 và thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Nội dung các nhiệm vụ cụ thể gồm: Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; hoàn thiện chê độ công vụ, công chức, nâng cao chât lượng thực thi công vụ; hoàn thiện cơ chế về quản lý kỉnh tế - xã hội, xây dựng môi trường kình doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch; hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng; hợp tác quốc tế, thu hồi tài sản, hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng: Thông tư liên tịch về "công khai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”; Đề án "Nghiên cứu về điều tra chung; xây dựng quy định để đàm phán và rà soát ký kết hiệp ước, thoả thuận để đảm bảo phối hợp hoặc chủ động, độc lập điều tra rồi thông báo kết quả cho nhau (Điều 49, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng - gọi tắt là Công ước)”; Dự án luật "Sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự. Nghiên cứu bổ sung thi hành án phần dân sự về bản án hình sự của toà án nước ngoài; hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản tham nhũng (Khoản lb, 3, 5 và 8 của Điều 55-Công ước)”.   
      
Nội dung nhiệm vụ bao gồm: Tiếp tục đẩy mạnh và duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và công trình phúc lợi công cộng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đào tạo, quản lý, sử dụng lao động, thời gian làm việc trong khu vực nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Chính phủ giao mỗi Bộ, ngành, địa phương, mỗi cơ quan, tổ chức phải phân công một đơn vị làm đầu mối chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức mình; thiết lập và công bố công khai số điện thoại, hộp thư điện tử (đường dây nóng) để tiếp nhận, xử lý và trả lời đầy đủ, kịp thời những thông tin, phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật, về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các tổ chức, cá nhân. Báo cáo định kỳ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ, ngành, địa phương phải thể hiện được những biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã triển khai thực hiện và kết quả đạt được; danh tính của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm, lãng phí đã được phát hiện và kết quả xử lý vi phạm, khắc phục hậu quả (nếu có).

Tải văn bản về tại đây


 

Tin, ảnh: Nguyễn Lộc

Nguồn tin: tks.edu.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây