Sơ kết 3 năm thực hiện Thông tư liên tịch 06/2013 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Thứ năm - 27/10/2016 11:09
Ngày 25 tháng 10 năm 2016, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC và 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Đồng chí Trần Nhơn Vượng - Phó Viện trưởng phát biểu khai mạc Hội nghị
Đồng chí Trần Nhơn Vượng - Phó Viện trưởng phát biểu khai mạc Hội nghị
Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Lãnh đạo Phòng Nội chính - Ban Nội chính Tỉnh ủy. Các đồng chí lãnh đạo của Cơ quan An ninh điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cục Hải quan, Chi Cục Kiểm lâm, Bộ Đội biên phòng và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Đại diện lãnh đạo Cơ quan điều tra quân sự khu vực 4, Viện kiểm sát quân sự khu vực 42; các đồng chí là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra, lãnh đạo các phòng nghiệp vụ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên của các Ngành tham gia ký kết quy chế phối hơp.
 
img 8095
Toàn cảnh Hội nghị

Sự ra đời của Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC (thông tư liên tịch 06/2013) là một bước ngoặc quan trọng trong hành lang pháp lý nhằm giúp các cơ quan thống nhất nhận thức, áp dụng pháp luật trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tuy nhiên, qua ba năm triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2013 đã bộc lộ những tồn tại, bất cập so với thực tiễn thụ lý giải quyết công tác này. Báo cáo sơ kết tại Hội nghị đã tập trung đánh giá những kết quả đã đạt được, nhìn nhận toàn diện những tồn tại, nguyên nhân của sự hạn chế...; từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục và tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng thụ lý, giải quyết công tác này trong toàn tỉnh.
Hội nghị thống nhất đề nghị các ngành có liên quan đến công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thực hiện tốt một số nội dung như:
- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương, kịp thời báo cáo, tham mưu cho cấp ủy cùng cấp chủ trì họp lãnh đạo liên ngành tư pháp để giải quyết tốt những vụ án nhạy cảm, phức tạp hoặc có khó khăn, vướng mắc về đường lối xử lý, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị;
- Tiếp tục thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 06/2013 và Quy chế phối hợp của liên ngành nhằm nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đảm bảo các chỉ tiêu theo Nghị quyết số 37/2012/QH13, Nghị quyết số: 63/2013/QH13, Nghị quyết số: 111/2015/QH13 của Quốc hội;
- Cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên hơn nữa, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới; có giải pháp nâng cao trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm cho đội ngủ cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên trực tiếp làm công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Tích cực xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; giao các đơn vị tham mưu, đầu mối của mỗi ngành nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố để đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế phù hợp với quy định của pháp luật khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành.

Một số hình ảnh phát biểu tham luận của các đại biểu tại Hội nghị:
 
img 8110
 
img 8126
 
img 8129

Tin, ảnh: Phòng 1 - VKSND TT Huế

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây