Công tác tài chính đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát nhân dân trong giai đoạn tới

Thứ sáu - 22/07/2011 15:59
Đồng chí Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm, Phó Viện rưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình bày chuyên đề "Công tác tài chính đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát nhân dân trong giai đoạn tới" tại Hội nghị cán bộ ngành kiểm sát nhân dân năm 2011.
Công tác tài chính đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát nhân dân trong giai đoạn tới

I. Khái quát tình hình công tác tài chính của ngành Kiểm sát nhân dân hiện nay

Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đầu tư xây dựng trụ sở, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và bố trí kinh phí hoạt động cho các cơ quan tư pháp nói chung và ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện phân bổ và triển khai kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho các cơ quan tư pháp và ngành Kiểm sát đảm bảo đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng. Các công trình dự án xây dựng mới, cải tạo mở rộng đưa vào sử dụng khang trang, hiện đại hơn, nhất là đối với Viện kiểm sát cấp huyện. Bộ Tài chính đã xây dựng Đề án “Thực hiện đổi mới phân bổ ngân sách đối với hoạt động tư pháp”; tham mưu với Chính phủ ban hành Quyết định 59/2010/QĐ- TTg ngày 30/9/2010 về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2011, tăng định mức chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan tư pháp (trong đó có Viện kiểm sát nhân dân) cao hơn khoảng 1,5 lần so với các Bộ, Ngành Trung ương cùng quy mô biên chế. Từ năm 2005 - 2010, dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên đối với ngành Kiểm sát nhân dân đều được bố trí năm sau cao hơn năm trước khoảng trên 10%.

Hàng năm, trên cơ sở kinh phí được Nhà nước giao, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước và khả năng ngân sách nhà nước của từng năm, VKSND tối cao đã ban hành các quy định về nguyên tắc và định mức phân bổ cho phù hợp với từng năm ngân sách, áp dụng thống nhất trong toàn ngành Kiểm sát. Trong đó ưu tiên thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tăng cường kinh phí hoạt động cho các đơn vị thuộc khu vực miền núi cao, hải đảo. VKSND tối cao phối hợp với các cơ quan tư pháp Trung ương đề nghị và được cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ tách khoản chi thường xuyên và chi lương để tăng kinh phí chi thường xuyên cho các cơ quan tư pháp. Trên cơ sở kinh phí được cấp và định mức chi của Ngân sách, VKSND tối cao đã xây dựng định mức chi bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ và phù hợp hoạt động của các đơn vị dự toán trong toàn ngành, bảo đảm kinh phí phục vụ công tác và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp. Việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm chặt chẽ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm, hiệu quả.

Viện kiểm sá nhân dân tối cao đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành rà soát, kiến nghị bổ sung mức kinh phí đối với ngành Kiểm sát nhân dân theo những nhiệm vụ cải cách tư pháp; thực hiện Đề án về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành Kiểm sát nhân dân (giai đoạn 2006-2010); mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác nghiệp vụ; tăng cường thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trụ sở làm việc cho các Viện kiểm sát cấp huyện, chú trọng những đơn vị được thành lập mới, đáp ứng yêu cầu thực hiện tăng thẩm quyền. Đến nay, cơ bản đã trang bị đủ cho Viện kiểm sát cấp huyện xe máy, máy photocopy, máy vi tính…để phục vụ công tác.

Việc xây dựng mới, chống xuống cấp trụ sở làm việc của Viện kiểm sát các cấp cũng được đẩy mạnh. Đến nay, trong tổng số 768 Viện kiểm sát nhân dân các cấp (gồm VKSND tối cao, 63 Viện kiểm sát cấp tỉnh, 695 Viện kiểm sát cấp huyện và 09 đơn vị trực thuộc VKSND tối cao), có 262 dự án xây dựng đó hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hoàn thành 225 dự án xây dựng trụ sở cho Viện kiểm sát cấp huyện theo Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 27/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng trụ sở VKSND giai đoạn 2002-2005; thực hiện 197/218 dự án của Đề án về chống xuống cấp trụ sở làm việc của Viện kiểm sát các cấp được duyệt theo Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 17/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ (21 dự án còn lại được chuyển sang đầu tư xây dựng cơ bản tập trung).

Toàn ngành đã thực hiện Quy chế về chi tiêu nội bộ nhằm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí.

Thực hiện Đề án tin học hoá quản lý nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát các cấp đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, đào tạo cán bộ và ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực công tác của ngành; đang triển khai xây dựng phần mềm quản lý án hình sự và quản lý nghiệp vụ kiểm sát thống nhất trong toàn ngành. VKSND tối cao đó mở Trang thông tin điện tử nhằm đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động của ngành Kiểm sát, tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm nhằm hạn chế bỏ lọt tội phạm.

Trong những năm gần đây, VKSND tối cao đó chú trọng bố trí kinh phí hỗ trợ xây dựng pháp luật với số lượng kinh phí năm sau tăng hơn năm trước. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và của ngành Kiểm sát đối với công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 48-NQ/TW và Nghị quyết 49- NQ/TW của Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, kinh phí để bảo đảm hoạt động của ngành Kiểm sát còn thấp so với yêu cầu thực tế; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc của VKS các cấp tuy đó được quan tâm hơn nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là ở cấp huyện; trụ sở làm việc của nhiều VKS địa phương đã lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng, không có nhà để xe, nhà công vụ; còn nhiều Viện kiểm sát chưa có trụ sở, vẫn phải đi thuê trụ sở làm việc… Tình trạng này đó gây khó khăn rất nhiều cho Viện kiểm sát các cấp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, chưa đáp ứng được việc tăng thẩm quyền cho cấp huyện cả về hình sự và dân sự.

II. Phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường công tác tài chính của ngành Kiểm sát trong thời gian tới

Giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn khởi đầu triển khai thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (đã được bổ sung phát triển); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 và các chủ trương đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới như đã nêu trong Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp trong giai đoạn này đặt ra yêu cầu phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, tiếp tục quán triệt, thực hiện các mục tiêu, quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp đã được xác định trong Nghị quyết 49-NQ/TW và Kết luận 79-KL/TW của Bộ Chính trị, phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn.

1. Phương hướng công tác tài chính của Ngành kiểm sát trong giai đoạn mới

Trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân, Lãnh đạo VKSND tối cao xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác tài chính bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành trong thời gian tới; cụ thể như sau:

Một là, nghiên cứu, xây dựng Đề án quy hoạch, kế hoạch tổng thể về đầu tư phát triển cơ sở vật chất ngành Kiểm sát nhân dân từ nay đến năm 2020; Hoàn thiện Kế hoạch xây dựng trụ sở ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; bảo đảm kịp thời, đầy đủ về vốn theo kế hoạch, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở làm việc, công trình phục vụ công tác của ngành Kiểm sát; phấn đấu từ nay đến năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành xây dựng xong trụ sở cho Viện kiểm sát các cấp, có tính đến quy hoạch tổ chức Viện kiểm sát thành 4 cấp theo khu vực.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đã thống nhất với VKSND tối cao về chủ trương xây dựng hệ thống trụ sở làm việc ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2011-2015 theo yêu cầu cải cách tư pháp. Tuy nhiên, để thực hiện việc đầu tư xây dựng, VKSND tối cao cần phải tập trung lập Đề án Quy hoạch tổng thể hệ thống công sở, trụ sở, nhà làm việc của ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2011- 2015 trên cơ sở tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Viện kiểm sát các cấp giai đoạn 2002-2005” và Đề án “Chống xuống cấp trụ sở ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2006-2009” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc lập Đề án Quy hoạch phải căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tính đặc thù của ngành Kiểm sát nhân dân và yêu cầu cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước; phù hợp với quy hoạch của địa phương; kết quả rà soát, sắp xếp lại hệ thống công sở, trụ sở, nhà làm việc theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước; đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công sở.

Hai là, nghiên cứu xây dựng dự toán ngân sách và phương án huy động các nguồn lực khác (từ ngân sách Trung ương và kinh phí hỗ trợ của địa phương) bảo đảm đáp ứng nhu cầu về vốn, kinh phí hoạt động phục vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND khi Viện kiểm sát đó được tổ chức theo mô hình bốn cấp để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quản lý sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn, kinh phí, trang thiết bị được giao.

Ba là, tiếp tục thực hiện Đề án đổi mới việc phân bổ ngân sách đối với cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trước mắt, thực hiện đúng Quyết định 59/2010/QĐ-TTg về định mức chi thường xuyên ổn định từ nay đến năm 2015. Đồng thời, chủ động nghiên cứu, đề xuất xây dựng Đề án định mức phân bổ ngân sách nhằm đáp ứng yêu cầu tổ chức và hoạt động khi Viện kiểm sát đã được tổ chức thành bốn cÊp theo tinh thần Kết luận 79 -KL/TW của Bộ Chính trị, trong đó ưu tiên hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng thể chế, xây dựng Đề án phục vụ nhiệm vụ cải cách tư pháp. Nghiên cứu xây dựng định mức phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nước áp dụng thống nhất trong Ngành kiểm sát.
Bốn là, triển khai thực hiện Đề án tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn III (2011 - 2015) theo lộ trình khi đã có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng Đề án trang bị tài sản giai đoạn sau năm 2015 nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND theo mụ hình tổ chức bốn cấp.
Năm là, tiếp tục xây dựng và thực hiện các chế độ chi đặc thù của ngành Kiểm sát nhân dân phự hợp với tính chất hoạt động nghiệp vụ của Ngành trong từng giai đoạn cụ thể.
Sáu là, nghiên cứu xây dựng Đề án về tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong toàn Ngành. Tập trung các nguồn kinh phí đầu tư cho Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại Hà Nội và Phân hiệu trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, có kế hoạch bố trí kinh phí để bảo đảm việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các cấp Viện kiểm sát trên cơ sở khảo sát, xác định chính xác, đầy đủ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các đơn vị trong toàn Ngành.
Bảy là, tiếp tục thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng và quy định của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Một số vấn đề cần lưu ý nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm về công tác tài chính của Ngành kiểm sát trong giai đoạn mới

Để thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ công tác tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp của Ngành, trong thời gian tới, các đơn vị trong toàn Ngành cần tập trung thực hiện tốt một số công việc sau đây:

Đối với Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

- Cần phải chủ động hơn trong công tác kế hoạch - tài chính; tiến hành khảo sát, đánh giá, xác định chính xác và đầy đủ nhu cầu, nhiệm vụ chi của toàn Ngành cũng như của từng cấp Viện kiểm sát; dự toán kinh phí đầy đủ, kịp thời, bảo đảm các nhiệm vụ chi; thực hiện phân bổ kinh phí đúng chính sách, chế độ; bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; kinh phí đầu tư được dự toán và phân bổ đúng trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, đổi mới việc phân cấp quản lý ngân sách theo hướng tăng quyền chủ động cho các đơn vị trong việc lập dự toán, thanh quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí và tài sản phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ để vừa bảo đảm phát huy vai trò chủ động của Viện kiểm sát cấp dưới, vừa bảo đảm vai trò quản lý nhà nước của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhằm phục vụ kịp thời, hiệu quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành.

- Đẩy mạnh việc xây dựng Đề án mua sắm trang thiết bị nghiệp vụ của ngành Kiểm sát giai đoạn III để báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị nghiệp vụ cho tòan ngành Kiểm sát đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

- Tăng cường quan hệ phối hợp với các cơ quan hữu quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ,Văn phòng Chính phủ…) trong việc lập, bảo vệ và phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nước hàng năm. Kiến nghị với các cơ quan chức năng để điều chỉnh, thay đổi những nội dung, định mức chi tiêu đã ban hành mà hiện nay không còn phù hợp với tình hình thực tế. Chủ động nghiên cứu nhu cầu về sử dụng tài sản nhà nước nói chung và sử dụng tài sản phục vụ cho công tác đặc thù của ngành. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản, diện tích trụ sở làm việc, các chế độ chi tiêu nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ đặc thù của Viện kiểm sát các cấp. Kịp thời tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước để có biện pháp cụ thể đối với việc đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng, kinh phí hoạt động, đặc biệt là kinh phí bảo đảm hoạt động và chế độ trang bị tài sản đặc thự của ngành Kiểm sát.

- Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cơ chế, chính sách phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân ở các địa phương nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chi tiêu trong việc thực hiện cỏc nhiệm vụ chính trị cụ thể trên từng địa bàn.

- Tiếp tục thực hiện tốt quy định về chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; tạo điều kiện cho đơn vị chủ động trong việc chi tiêu, khuyến khích chi tiêu tiết kiệm, tăng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước; đồng thời thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị dự toán trực thuộc bảo đảm việc thực hiện chế độ tự chủ đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm chế độ, quyền lợi của cán bộ, công chức trong Ngành.

- Tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản của ngành. Thường xuyên thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát, nắm chắc số lượng, chất lượng, giá trị, cơ cấu và tình hình phân bổ tài sản cho các đơn vị; tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài sản nhà nước trang cấp cho các đơn vị trong ngành; có kế hoạch duy trì, bổ sung, sửa chữa, thanh lý cho phù hợp, tránh trang bị không đồng nhất, sử dụng lãng phí không phát huy được tính năng kỹ thuật. Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính, tự kiểm tra tài chính theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu đề ra các biện pháp đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách của Ngành.

Để thực hiện tốt các nội dung công việc nêu trên, Lãnh đạo VKSND tối cao giao nhiệm vụ cho Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm tham mưu, giúp Lãnh đạo Viện tăng cường công tác quản lý tài chính và đầu tư, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của tất cả các đơn vị dự toán trong Ngành, kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn cho các đơn vị; thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện, những vướng mắc với lãnh đạo VKSND tối cao để có chỉ đạo kịp thời, đảm bảo cho công tác kế hoạch - tài chính của toàn Ngành đạt hiệu quả tốt, phục vụ hiệu quả việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Ngành theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Đối với các Viện kiểm sát địa phương:

- Các đơn vị phải chấp hành nghiêm túc các chế độ báo cáo phục vụ công tác quản lý tài chính, quản lý về đầu tư xây dựng của Ngành. Phối hợp tốt với Vụ Kế hoạch - Tài chính, chủ động tham mưu, đề xuất việc xây dựng các chế độ chi tiêu, đáp ứng yêu cầu phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của đơn vị mình và của Ngành.
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch ngân sách phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ, Viện kiểm sát các địa phương cần chủ động, kịp thời báo cáo với VKSND tối cao những qui định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, định mức sử dụng tài sản, nhất là các chế độ chi tiêu đặc thù không phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị và kiến nghị sửa đổi, bổ sung để đáp ứng kịp thưoif nhu cầu công tác.

- Năm 2011 và dự báo những năm tới đây, do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, kinh phÝ cña ngµnh KiÓm s¸t đã và sẽ tiếp tục được tăng thêm, nhiều chế độ chính sách về tài chính, tài sản và đầu tư xây dựng được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Do vậy, Thủ trưởng các đơn vị dự toán các cấp là chủ tài khoản, chủ đầu tư phải có sự quan tâm đúng mức và chỉ đạo điều hành cho tốt công tác tài chính, đầu tư xây dựng, từ khâu lập dự toán đến quyết toán. Cụng tác Kế hoạch - Tài chính là lĩnh vực công tác gồm nhiều khâu với rất nhiều các văn bản quy định về chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức khác nhau và là lĩnh vực khá phức tạp. Các đồng chí phải tăng cường trách nhiệm trong công tác Kế hoạch - Tài chính, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chi ngân sách, đảm bảo phục vụ tốt nhất, hiệu quả nhất việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của toàn Ngành.

Trên đây là một số phương hướng, nhiệm vụ công tác tài chính của ngành Kiểm sát trong giai đoạn mới, xin triển khai, quán triệt tới các đồng chí. Đề nghị các đồng chí phát huy tinh thần trách nhiệm, phát biểu, bổ sung thêm những nội dung, biện pháp để tổ chức thực hiện tốt công tác tài chính nhằm phục vụ hiệu quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành trong thời gian tới.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây