Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên những năm 1981 - 1985

Thứ năm - 09/04/2020 23:56
Năm 1981 là năm mở đầu cho kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981 - 1985) của Nhà nước. Dựa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Bình Trị Thiên lần thứ II tổ chức từ ngày 6 đến 11-01-1981, Viện Kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã bám sát tình hình thực tế ở địa phương và triển khai nhiệm vụ của toàn ngành ở tất cả các khâu công tác.
Trong công tác kiểm sát phục vụ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Viện Kiểm sát tỉnh đã phát hiện 23 vụ vi phạm, kiến nghị yêu cầu sửa chữa 20 vụ. Công tác giải quyết đơn cũng được quan tâm hơn.
Trong kiểm sát điều tra, đã kiểm sát điều tra 573 vụ án các loại, xử lý 435 vụ, trong đó án kinh tế 158 vụ, án trị an 277 vụ. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và các Viện Kiểm sát nhân dân huyện, thị, thành phố đã phân công cán bộ theo dõi, hướng dẫn thu thập đầy đủ chúng cứ vụ án theo phương châm “Không bỏ lọt một người gian, không làm oan một người ngay”. Đặc biệt với những vụ án trọng điểm, án thời sự, Viện Kiểm sát nhân dân đã phân công kiểm sát viên có kinh nghiệm kiểm sát điều tra ngay từ đầu, phối hợp với các ngành trong khối nội chính thúc đẩy tiến độ điều tra, kịp thời đưa ra truy tố, xét xử đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Trong kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm chắc chứng cứ, áp dụng đúng điều luật. Qua kiểm sát xét xử, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã kháng nghị 22 vụ, hầu hết các vụ Viện Kiểm sát kháng nghị đều được Toà án tỉnh chấp nhận.
Trong kiểm sát xét xử các vụ án dân sự, đã phát hiện những vi phạm của toà án, kịp thời có kiến nghị, yêu cầu ngành bạn khắc phục, sửa chữa. Tổ Dân sự Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện kiểm sát việc thực hiện hợp đồng kinh tế hai chiều, phát hiện những vi phạm trong thủ tục ký kết hợp đồng, dẫn đến việc thực hiện hợp đồng không được đầy đủ.
Công tác kiểm sát giam giữ, cải tạo, chấp hành án cũng được duy trì đều đặn. Đã tiến hành định kỳ kiểm tra trại giam và các trại cải tạo của tỉnh. Qua kiểm tra, khi phát hiện vi phạm đều có kiến nghị, yêu cầu ngành liên quan khắc phục thiếu sót. Ở cấp huyện duy trì đều đặn một tuần hoặc 3 ngày kiểm tra một lần nơi tạm giữ, tạm giam của Công an cùng cấp, phân loại xử lý nhằm hạn chế những vi phạm trong công tác bắt, giữ ở cơ sở.
Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật đã có sự thống nhất từ tỉnh đến huyện, tập trung cùng một lúc đi vào kiểm sát một ngành trong cùng thời gian và theo những nội dung kế hoạch thống nhất, nên hiệu quả công tác có chất lượng hơn. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp đã chủ dộng đi vào các lĩnh vực nông nghiệp, lương thực, phát hiện những vi phạm trong quản lý kinh tế, quản lý vật tư. Thực hiện Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm, các Viện Kiểm sát Hương Điền, Hương Phú đã đi vào kiểm tra một số hợp tác xã về việc thực hiện chế độ khoán sản phẩm. Khâu kiểm sát việc tuân theo pháp luật đã phối hợp tốt với các khâu dân sự, hình sự nên việc giải quyết vi phạm đã dứt điểm, có hiệu quả.

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội, thực hiện các Nghị quyết 03 (21-4- 1981) và 05 (24-6-1981) của Thường vụ Tỉnh uỷ về quốc phòng an ninh vùng biển, nâng cao cảnh giác cách mạng, tăng cường chuyên chính vô sản, kiên quyết chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, ra sức bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ngành Kiểm sát đã cùng với các cơ quan chức năng và nhân dân phát hiện được 7 vụ trốn ra nước ngoài rồi xâm nhập trở lại bằng đường biển với 109 đối tượng, 6 vụ xâm nhập biên giới trái phép, bắt tập trung cải tạo 25 đối tượng phản cách mạng và 19 đối tượng hình sự, cảnh cáo răn đe 121 đối tượng, điều chuyền 52 đối tượng ra khỏi khu vực biên phòng.

Công tác tổ chức cán bộ có sự thay dổi, từ chỗ 9 tổ công tác ở cấp tỉnh đã thành lập 9 phòng và 3 bộ phận ở cấp huyện, bổ nhiệm thêm một số cán bộ có chức danh pháp lý. Chú ý nâng cao chất lượng cán bộ cấp huyện, giải quyết cho cấp huyện có đủ khả năng để thực hiện việc tăng thẩm quyền, ở cấp lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, ngày 10-12- 1981 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định số 666/QĐ-TC bổ nhiệm đồng chí Cao Văn Thiêm giữ chức vụ Phó Viện trưởng.
Để củng cố Uỷ ban Kiểm sát giúp cho Viện trưởng trong thực hiện nhiệm vụ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định số 875/QĐ-V9 ngày 28-12-1982 chỉ định 7 đồng chí sau tham gia vào Ủy ban Kiểm sát tỉnh:
1.    Trần Thường Khiêm - Viện trưởng
2.    Trần Viết Hường - Phó Viện trưởng
3.    Hồ Ngọc Đàn - Phó Viện trưởng
4.    Cao Văn Thiêm - Phó Viện trưởng
5.    Hoàng Miêng - Trưởng phòng
6.    Lương Á Châu - Trưởng phòng
7.    Dương Văn Huyến - Trưởng phòng

Qua một năm phấn đấu liên tục, năm 1982 ngành kiểm sát Bình Trị Thiên là một trong những đơn vị của ngành dược đón nhận Huân chương Lao động hạng III. Bước sang năm 1983, đồng chí Trần Thường Khiêm nghỉ hưu, đồng chí Phó Viện trưởng Trần Viết Hường được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên.
huong1
Đồng chí TRẦN VIẾT HƯỜNG
Phó viện trưởng từ 1977 - 1983
Viện trưởng từ năm 1983 đến 1994
Ngay từ đầu năm, các khâu công tác đã có giao ước thi đua, phấn đấu vượt mức kế hoạch đề ra. Công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự, dân sự, kiểm sát thi hành án, kiểm sát giam giữ cải tạo đều có nhiều cố gắng. Tổng kết công tác năm 1983, Viện Kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tặng Bằng khen, có 5 đơn vi đạt danh hiệu Tổ dội Lao động xã hội chủ nghĩa. Khu vực Thừa Thiên Huế có 3 tập thể dạt danh hiệu Tổ dội Lao động xã hội chủ nghĩa là Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Huế, Viện Kiểm sát nhân dân Hương Điền, Viện Kiểm sát nhân dân Hương Phú.

Do hậu quả của cơn bão số 9 vào cuối năm 1983 đã gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân Bình Trị Thiên, nên bước sang năm 1984, quân và dân Bình Trị Thiên phải nỗ lực khắc phục những hậu quả của thiên tai, khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân trong tỉnh. Ngành Kiểm sát Bình Trị Thiên đã chủ động nắm tình hình vi phạm, tội phạm trên tất cả các lĩnh vực, áp dụng đồng bộ các khâu công tác kiểm sát, phát hiện và xử lý tình hình theo đúng pháp luật.
Trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, ngành Kiểm sát đã phát hiện nhiều vi phạm trong lĩnh vực quản lý kinh tế, đã hỗ trợ cho ngành thuế thu hàng triệu đồng tiền thất thu thuế. Phòng kiểm sát việc tuân theo pháp luật Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã thu sung công 500.000 đồng (thời điểm 1984), các Viện Kiểm sát nhân dân huyện, thị, thành phố Huế đã làm tốt chức năng kiểm sát tại chỗ, có kết luận xử lý đúng đắn, được các ngành tiếp thu và sửa chữa.
Công tác kiểm sát điều tra cũng đã có sự thay đổi. Thực hiện chủ trương phối hợp của 3 ngành gồm Viện Kiểm sát nhân dân, Công an, Tòa án nhân dân trong đấu tranh phòng và chống tội phạm; hàng tháng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên chủ trì cuộc họp 3 ngành, với sự tham gia của các ngành nội chính tỉnh, có lúc cả đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cũng tham dự để chỉ dạo. Nội dung cuộc họp thường thông báo tình hình vi phạm và tội phạm, bàn kế hoạch đấu tranh phòng và chống tội phạm trên tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa; đồng thời chế ước lẫn nhau theo chức năng của mỗi ngành nhằm đấu tranh có hiệu quả hơn, không để lọt kẻ gian không làm oan người ngay. Việc thực hiện phân cấp đã làm cho số án kiểm sát điều tra ở cấp tỉnh giảm hơn trước, 3 ngành Công an - Toà án - Viện kiểm sát đã cùng nhau bàn biện pháp phấn đấu giải quyết nhanh, đảm bảo thủ tục tố tụng, tình trạng án tồn đọng không nhiều. Một số Viện Kiểm sát nhân dân huyện, thị có số án kiểm sát điều tra đạt tỉ lệ trên 90%. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã tổ chức thi tay nghề cho cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát điều tra hình sự như thi viết cáo trạng, thi lập hồ sơ hình sự... trong toàn ngành để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Công tác kiểm sát xét xử hình sự và dân sự đạt được những kết quả tốt; số án huỷ, sửa chiếm tỷ lệ không cao. Đặc biệt, năm 1984 công tác chỉ đạo huyện ở khâu kiểm sát xét xử được quan tâm hơn. Phòng kiểm sát xét xử đã phân công kiểm sát viên theo dõi công tác kiểm sát xét xử ở cấp huyện, nên kết quả hoạt động kiểm sát xét xử hình sự, dân sự ở cấp huyện có nhiều tiến bộ. Sự phối hợp giữa 3 ngành Công an, Toà án, Kiểm sát ở cấp huyện đã có hiệu quả.
Do những kết quả khá quan nói trên, Viện Kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tặng danh hiệu Đơn vị Thi đua xuất sắc. Các tập thể thuộc khu vực Thừa Thiên Huế được khen thường gồm Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Huế nhận cờ thi đua của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên; các tập thể được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao công nhận danh hiệu Lao động xã hội chủ nghĩa gồm các Viện Kiểm sát nhân dân Hương Điền, Hương Phú, Thành phố Huế và phòng KSĐT án Trị an - an ninh.

Ngày 30-01-1985, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Chỉ thị số 57/CTTVV về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các ngành Kiểm sát, Toà án, Tư pháp. Chỉ thị nêu rõ phải thường xuyên giáo dục bồi dưỡng cho cán bộ về đường lối, chủ trương, chính sách đấu tranh chống phản cách mạng; coi trọng củng cố kiện toàn tiêu chuẩn các ngành... cấp uỷ Đảng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các ngành thực hiện tốt nhiệm vụ; để đảm bảo sự lãnh đạo thường xuyên của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương các cấp, cần bố trí cấp uỷ viên làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân.
Trên cơ sở Chỉ thị 57 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và các Nghị quyết 10, 11 của Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, Viện Kiểm sát đã tăng cường hơn nữa việc phối hợp với các ban ngành trong khối nội chính như Công an, Toà án trên cơ sở chức năng của từng ngành. Đối với cấp uỷ, Viện Kiểm sát luôn tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm sát, quan hệ chặt chẽ với nội chính Tỉnh uỷ, nội chính Uỷ ban; tham gia các cuộc họp bàn về tình hình chấp hành pháp luật, về nhiệm vụ cấp bách của địa phương để chỉ đạo toàn ngành chuyển hướng phục vụ kịp thời. Cũng trong năm 1985, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 54/QĐ-TC ngày 11-3-1985 bổ nhiệm đồng chí Lương Á Châu giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên.

Năm 1985, công tác xây dựng ngành có nhiều chuyển biến mới về tổ chức và tư tưởng, đã từng bước triển khai quy chế nghiệp vụ, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực để tăng cường cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở tỉnh và huyện, xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ trong ngành vi phạm pháp luật, từng bước làm trong sạch nội bộ.  Cuối năm, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hương Điền được nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng III. Viện Kiếm sát nhân dân tối cao cũng khen thưởng danh hiệu Tổ đội Lao động xã hội chủ nghĩa cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Huế và Viện Kiểm sát nhân dân Hương Phú.

Trích: Lịch sử VKSND Thừa Thiên Huế - 30 năm xây dựng và trưởng thành (1975 - 2005)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây