Triển khai Phong trào thi đua nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân (KSND), đẩy mạnh tuyên truyền để mỗi cán bộ. công chức, người lao động của Ngành nâng cao nhận thức, thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng xã hội học tập theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Xác định Phong trào thi đua này là một trong những nội dung trọng tâm, thường xuyên trong công tác thi đua, khen thưởng của Ngành, gắn với việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Ngành, nhất là nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ Kiểm sát; việc triển khai thực hiện phải gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua do địa phương phát động, tập trung vào những nội dung trọng tâm, cụ thể, sát với điều kiện, tính chất hoạt động của Ngành như:
1. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và hiệu quả của công tác khuyến học, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và mô hình học tập trong điều kiện xã hội số, phát huy sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Hưởng ứng, triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp và huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan, đơn vị nhằm giảm chi phí, nhân lực, nâng cao hiệu quả công tác.
2. Nâng cao vai trò trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ngành từ đó có những kiến nghị xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật phù hợp tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho công chức, người lao động trong Ngành tham gia học tập, chú trọng tự học, học từ thực tiễn, học tập suốt đời.
Phong trào thi đua được thực hiện từ quý I năm 2024, khen thưởng vào dịp tổng kết hàng năm, đồng thời sẽ khen thưởng trong đợt sơ kết giai đoạn 2023 - 2025 và tống kết giai đoạn 2023 – 2030.
- Tiêu chí của phong trào thi đua đối với tập thể là phải chủ động tổng hợp tình hình và các nội dung có liên quan để kịp thời tham mưu hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ngành. Quan tâm đầu tư nguồn nhân lực như: Kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc để đáp ứng nhu cầu học tập của công chức, người lao động tại các đơn vị trong ngành KSND; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho công chức, người lao động về học tập suốt đời, hình thành thói quen chủ động, tự giác học tập, cập nhật kiến thức trên môi trường công nghệ số với phương châm tự học là chính. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho mọi đối tượng, xây dựng các chương trình học tập theo chức năng, nhiệm vụ.
- Đối với cá nhân phải đề cao tính chủ động, sáng tạo trong học tập; có sáng kiến, hoặc áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin. chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ giúp nâng cao hiệu quả công tác, rút ngắn thời gian thực hiện, tiết kiệm, giảm chi phí không cần thiết, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Có nhiều đóng góp về công sức, trí tuệ, vật chất xây dựng phong trào học tập ở cơ quan, đơn vị; góp phần xây dựng xã hội học tập ở địa phương.
Việc khen thưởng cho các tập thể, cá nhân phải bảo đảm thực chất, có nhiều thành tích cụ thể, nổi trội, là điển hình trong phong trào; có sáng kiến được áp dụng vào thực hiện đạt hiệu quả cao, có khả năng nhân rộng; đồng thời, tập thể, cá nhân hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, nội bộ đoàn kết, có kỷ cương, kỷ luật, không có cán bộ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc đang xem xét xử lý...