Hiện nay bệnh nhân đã được cách ly tại BV TW Huế, cơ sở 2 để điều trị. Các ngành chức năng đã tầm soát, khoanh vùng cách ly những người có tiếp xúc với du khách cũng như phun thuốc khử trùng! Chính quyền và các ban ngành chức năng cố gắng hết sức để kiểm soát tốt nhất mầm bệnh, tránh lây lan Huế có người bị nhiễm dịch bệnh.
Chúng ta lo lắng, nhưng đừng lo một cách thái quá và mù quáng để dẫn đến việc a dua tích trữ lương thực và thực phẩm, gây náo loạn thị trường tiêu dùng. Mỗi một chúng ta đều phải biết cách tự phát hiện, tự phòng chống sớm cho bản thân và cho cộng đồng.
Sau đây là những kinh nghiệm thực tế, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo và và đặc biệt hữu ích cho mọi người để phòng chống trong mùa dịch bệnh:
1. Nếu bạn bị sổ mũi, có đờm, dãi – Bạn bị bệnh cảm thông thường.
2. Corona virus viêm phổi chỉ ho khan, không có sổ mũi
3. Con virus này không chịu nổi nhiệt độ cao, rất dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ vào khoảng 26/27 độ C.
4. Nếu có ai đó hắt xì, nó sẽ bay khoảng 3m trước khi rơi xuống đất và không còn tồn tại trong không gian.
5. Nếu nó rơi trên bề mặt kim loại, nó có thể sống ít nhất khoảng 12 giờ - Vì vậy, nếu bạn chạm vào loại bề mặt này, rửa tay ngay với xà phòng.
6. Trên vải, chúng sống khoảng 6-12 giờ, loại xà phòng giặt thông thường đủ để giết chúng.
7. Uống nước nóng hiệu quả trị mọi virus. Đừng uống nước bỏ đá vào .
8. Rửa tay bạn thường xuyên, vì chúng chỉ có thể sống trên tay bạn khoảng 5-10 phút – Tuy nhiên, có nhiều chuyện xảy ra trong khoảng thời gian này – bạn có thể giụi mắt, móc mũi mà không để ý.
9. Cũng nên súc miệng để ngăn ngừa – Chỉ một dung dịch muối thông thường với nước ấm là đủ.
10. Cực kỳ quan trọng: uống thật nhiều nước !
TRIỆU CHỨNG:1. Chúng nhiễm cổ họng trước, vì vậy bạn sẽ đau cổ họng khoảng 3, 4 ngày.
2. Chúng sau đó sẽ hòa vào nước mũi, rồi tới khí quản, và phổi, gây viêm phổi – Mất thêm 5, 6 ngày nữa.
3. Khi viêm phổi xảy ra, sẽ kèm theo sốt cao và khó thở.
4. Nghẽn khí quản với corona virus không giống loại thường. Bạn có cảm giác như đang bị chết đuối. Hãy đi bác sĩ lập tức.
BS TS.BS Lê Quốc Hùng cũng khuyến cáo một số nguyên tắc cơ bản trong súc họng như sau: (1)
1. Phải súc họng chứ không súc miệng. Có nghĩa là ráng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
2. Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5 ml là đủ. Càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.
3. Mỗi lần súc khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong, để nguyên, không súc lại bằng nước.
4. Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.
5. Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.
6. Đừng chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp.
Theo báo cáo nhanh từ Sở Công thương và Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế, đến sáng ngày 08.03.2020, các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh gạo trên địa bàn còn tồn hơn 300 tấn gạo. Trong đó Công ty TNHH MTV Lương thực Thừa Thiên Huế còn hơn 200 tấn, siêu thị Big C và Co-opmart còn hơn 15 tấn. Dự kiến trong 2-3 ngày nữa sẽ nhập bổ sung thêm 200 tấn hoặc nhiều hơn nữa để tung ra thị trường. Về mỳ tôm, Công ty TNHH Thương mại Hoàng Đạt còn hơn 40 tấn, Công ty TNHH Thương mại Thái Đông Anh còn hơn 50 tấn, siêu thị Big C và Co-opmart còn hơn 20.000 thùng. Sáng 08.03.2020, Sở Công thương đã tổ chức làm việc với các đơn vị liên quan, thống nhất triển khai đẩy mạnh hàng hóa về các đại lý, chợ, siêu thị, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của bà con. Hàng hóa liên quan đến lương thực, thực phẩm của Việt Nam còn rất dồi dào. Trong bối cảnh hàng hóa nông sản không xuất khẩu được và rất nhiều địa phương chưa ảnh hưởng bởi dịch nên nhu cầu mua sắm vẫn không cao, chúng ta hoàn toàn yên tâm về nhu cầu lương thực. (Nguồn: Facebook Phan Thiên Định) |