Thông tư liên tịch số 01/2020/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC bao gồm 04 Chương, 18 Điều, quy định về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; học sinh đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng ra khỏi trường giáo dưỡng để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử và chế độ quản lý, giam giữ đối với phạm nhân, học sinh được trích xuất trong thời gian trích xuất.
Gửi văn bản yêu cầu trích xuất1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi có yêu cầu trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, truy tố thì việc gửi văn bản yêu cầu trích xuất phạm nhân được thực hiện như sau:
a) Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an; phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để ra lệnh trích xuất;
b) Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh hoặc phạm nhân do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trực tiếp quản lý thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để ra lệnh trích xuất;
c) Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam cấp quân khu và tương đương (gọi chung là cấp quân khu) thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để ra lệnh trích xuất.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao khi có yêu cầu trích xuất phạm nhân để phục vụ xét xử thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi sẽ tiến hành xét xử hoặc nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trụ sở để ra lệnh trích xuất hoặc đề nghị ra lệnh trích xuất phạm nhân.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện khi có yêu cầu trích xuất phạm nhân để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử thì gửi văn bản yêu cầu trích xuất đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi cơ quan yêu cầu trích xuất có trụ sở để ra lệnh trích xuất hoặc đề nghị ra lệnh trích xuất phạm nhân.
4. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cấp quân khu, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cấp khu vực khi có yêu cầu trích xuất phạm nhân thì gửi văn bản đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cơ quan yêu cầu trích xuất có trụ sở để ra lệnh trích xuất hoặc đề nghị ra lệnh trích xuất.
5. Các trường hợp phạm nhân bị khởi tố bị can về tội phạm khác, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với phạm nhân đó phải có văn bản yêu cầu trích xuất phạm nhân gửi đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này để ra lệnh trích xuất hoặc đề nghị ra lệnh trích xuất phạm nhân về trại tạm giam, nhà tạm giữ phục vụ điều tra.
6. Văn bản yêu cầu trích xuất phạm nhân của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có các nội dung sau đây:
a) Cơ quan yêu cầu trích xuất; họ, tên, chức vụ, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền yêu cầu trích xuất và đóng dấu;
b) Họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký thường trú của phạm nhân; ngày bị bắt; tội danh; thời hạn bị phạt tù; bản án số, ngày, tháng, năm, của Tòa án; Quyết định thi hành án số, ngày, tháng, năm của Tòa án và nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù; tư cách tham gia tố tụng của phạm nhân được trích xuất trong vụ án do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trích xuất phạm nhân đang thụ lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
c) Mục đích và thời hạn trích xuất; cơ quan, đơn vị được phân công nhận và áp giải phạm nhân được trích xuất; cơ sở giam giữ nơi nhận, quản lý phạm nhân trong thời gian trích xuất.”
Phối hợp thực hiện lệnh trích xuất, lệnh gia hạn trích xuất1. Sau khi nhận được lệnh trích xuất phạm nhân, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải cử cán bộ mang giấy giới thiệu, giấy chứng nhận Điều tra viên hoặc chứng minh Công an nhân dân, chứng minh sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân kèm theo lệnh trích xuất đến nơi phạm nhân được trích xuất đang chấp hành án để nhận và áp giải phạm nhân về cơ sở giam giữ theo lệnh trích xuất; trường hợp lệnh trích xuất gửi qua đường cơ yếu thì lệnh đó phải có xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Thủ trưởng cơ quan nhận văn bản qua đường cơ yếu hoặc xác nhận của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
2. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi giao phạm nhân được trích xuất có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản giao, nhận phạm nhân được trích xuất, ghi sổ theo dõi trích xuất và bàn giao phạm nhân được trích xuất cho cơ quan có thẩm quyền nhận, áp giải, quản lý phạm nhân được trích xuất trong thời gian trích xuất.
3. Trường hợp thời hạn trích xuất từ 02 tháng trở lên và thời gian trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân được trích xuất thì cơ quan giao phạm nhân được trích xuất bàn giao phạm nhân cùng với hồ sơ và giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) của phạm nhân được trích xuất theo quy định tại khoản 5 Điều 40 của Luật Thi hành án hình sự.
4. Trường hợp trích xuất phạm nhân nữ có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng tại nơi chấp hành án thì khi tiến hành giao, nhận phạm nhân được trích xuất, cơ quan giao phạm nhân được trích xuất phải tổ chức khám sức khỏe cho con của phạm nhân và bàn giao con của phạm nhân kèm theo giấy khai sinh hoặc các giấy tờ khác quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Thi hành án hình sự cho cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất để bố trí ở cùng mẹ và thực hiện chế độ, chính sách đối với phạm nhân và con của phạm nhân trong thời gian trích xuất theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp thời hạn gia hạn trích xuất từ 02 tháng trở lên và thời gian gia hạn trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân được trích xuất thì sau khi nhận được lệnh gia hạn trích xuất, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải cử cán bộ mang theo lệnh gia hạn trích xuất và các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan đang quản lý hồ sơ phạm nhân được trích xuất để nhận hồ sơ phạm nhân và giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) của phạm nhân được trích xuất.
6. Trường hợp phạm nhân được trích xuất đang trong thời gian được Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; tha tù trước thời hạn có điều kiện hoặc khi đã có quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án nhưng chưa có hiệu lực pháp luật thì ngay sau khi bàn giao phạm nhân được trích xuất, cơ quan giao phạm nhân được trích xuất phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao lệnh trích xuất cho Tòa án có thẩm quyền đang xem xét hoặc đã ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân được trích xuất và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án đó biết.
7. Trường hợp không thực hiện được việc giao, nhận phạm nhân có tên trong lệnh trích xuất vì một trong các lý do: phạm nhân bị bệnh nặng đang điều trị tại cơ sở chữa bệnh; đã chết; đã được tạm đình chỉ chấp hành án; đã trốn khỏi cơ sở giam giữ; đã điều chuyển đến cơ sở giam giữ khác hoặc đã được trả tự do theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu trích xuất, cơ quan ra lệnh trích xuất và cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở chữa bệnh xác nhận phạm nhân đã điều trị sức khỏe ổn định; phạm nhân trốn trại bị bắt lại hoặc ra đầu thú, cơ quan có thẩm quyền giao phạm nhân được trích xuất phải gửi thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nhận phạm nhân được trích xuất để thông báo cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu trích xuất xem xét, quyết định việc tiếp tục yêu cầu trích xuất hoặc tiến hành các thủ tục tố tụng liên quan đến phạm nhân được trích xuất theo thẩm quyền.
Trình tự, thủ tục trích xuất, giao nhận và quản lý học sinh được trích xuấtChương III của Thông tư liên tịch quy định cụ thể trình tự, thủ tục trích xuất, giao nhận và quản lý học sinh được trích xuất, bao gồm: Gửi văn bản yêu cầu trích xuất, ra lệnh trích xuất và thực hiện lệnh trích xuất học sinh (Điều 13); Gia hạn trích xuất học sinh (Điều 14); Phối hợp thực hiện quản lý và trao đổi thông tin học sinh trong thời gian thực hiện lệnh trích xuất, lệnh gia hạn trích xuất (Điều 15); Trả lại học sinh được trích xuất để tiếp tục chấp hành quyết định biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 16).
Xem chi tiết và tải văn bản tại đây