I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SAU NGÀY GIẢI PHÓNG
Thừa Thiên Huế là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nơi hội tụ các đầu mối giao thông chiến lược, bao gồm quốc lộ I, tuyến đường sắt xuyên Việt đi qua và sân bay Phú Bài tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra Bắc vào Nam; có các dòng sông lớn như sông Hương, sông Bồ cùng với vùng đầm phá Tam Giang - cầu Hai rộng chừng 22.000 ha và cảng biển Thuận An, Chân Mây... càng làm phong phú thêm điều kiện tự nhiên mà thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất trù phú này.
Suốt gần 30 năm chiến tranh ác liệt (1945 - 1975), hết thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ đã dội xuống vùng đất này hàng vạn tấn bom đạn và chất độc hóa học hòng huỷ diệt sự sống. Chúng còn xây dựng hệ thống sân bay, hải cảng, đồn bốt, kho tàng và sử dụng những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất nhằm biến Thừa Thiên Huế, vùng đất đầu cầu chiến lược miền Nam tiếp giáp với miền Bắc, trở thành căn cứ quân sự mạnh, làm bàn đạp tấn công đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân trong vùng.
Sau ngày 26-3-1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Thừa Thiên Huế bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, tạo dựng cơ sở vật chất và tinh thần cho xã hội mới trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn mọi bề do hậu quả chiến tranh để lại và sự tàn phá bởi thiên tai như hạn hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra.
Xuất phát từ một tỉnh nghèo, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lạc hậu, thuần nông, tự cung tự cấp; nên sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, nhân dân Thừa Thiên Huế đã có nhiều biện pháp tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp để giải quyết một phần khó khăn về lương thực, thực phẩm cho đời sống của nhân dân.
Về công - thương nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh doanh tồn tại sau năm 1975 đều nhỏ bé, máy móc trang thiết bị đều quá cũ kĩ, lạc hậu. Trong hoạt động kinh doanh thương nghiệp, sau ngày giải phóng, toàn tỉnh có 700 cửa hàng, 8 chợ ở thành phố Huế và hệ thống chợ ở nông thôn tiếp tục buôn bán, nhưng hàng hóa khan hiếm, không đáp ứng nhu cầu dời sống của nhân dân.
Về cơ sở hạ tầng, suốt 30 năm chiến tranh, nhất là trong 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Thừa Thiên Huế là một trong những chiến trường ác liệt nhất, là trọng điểm bình định của Mỹ - Ngụy. Chính vì vậy, chúng tập trung xây dựng ở đây những trại lính, đồn bốt, kho tàng... dày đặc để phục vụ cho chiến tranh. Các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống hình thành một cách tự phát, thiếu quy hoạch và luôn luôn ở trong tình trạng bị chiến tranh tàn phá. Bước ra khỏi cuộc chiến tranh, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống đểu ở trong tình trạng yếu kém, cần được xây dựng lại .
Cùng với những khó khăn, yếu kém và phát triển mất cân đối của nền kinh tế; tình hình văn hóa - xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế sau ngày giải phóng cũng diễn biến hết sức phức tạp. Dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới, Mỹ - Ngụy đã gieo rắc xuống vùng đất giàu truyền thống cách mạng này những nọc độc văn hóa lai căng, phản động và đồi trụy. Chúng lừa bịp, lôi kéo nhân dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, chạy theo lối sống gấp, ích kỷ, sa đọa, xa rời và đoạn tuyệt với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trước thực trạng đó, nhiệm vụ quan trọng của văn hóa cách mạng là phải góp phần xây dựng con người mới phù hợp với bản chất của chế độ mới. Với nhận thức “trồng người phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên nhằm xoá bỏ di sản của xã hội thuộc địa, phong kiến, xóa bỏ nạn mù chữ, phổ biến khoa học thường thức trong nhân dân, tô’ chức học tập cho trí thức cũ, đào tạo trí thức mới, bồi dưỡng nhân tài để đáp ứng cho nhu cầu ngày một tăng của sự nghiệp xây dựng và quản lý đất nước” ngay sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng, chính quyền cách mạng đã huy động hàng ngàn học sinh, sinh viên và thanh niên tham gia tuyên truyền cổ động, thu hồi những ấn phẩm, sách báo phản động, đồi trụy của địch, quét sạch ảnh hưởng chiến tranh tâm lý của chế độ cũ, đồng thời nhanh chóng hình thành thiết chế văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, như xây dựng 5 cụm truyền thanh tại thành phố Huế, 6 mạng truyền thanh ở 6 huyện, khôi phục phát sóng đài phát thanh và vô tuyến truyền hình, phát hành báo Thừa Thiên Huế giải phóng. Thông qua những ngày lễ lớn, ngành văn hoá thông tin đã tổ chức hội diễn văn nghệ, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền, giáo dục cán bộ, nhân dân nhận thức đầy đủ hơn vấn đề độc lập, thống nhất đất nước, về đoàn kết dân tộc, làm thấm nhuần tư tưởng, đường lối văn nghệ của Đảng, từng bước xây dựng đời sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.
Đối với sự nghiệp giáo dục, trước hết là hệ thống trường lớp và cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, không những thiếu mà còn bị chiến tranh tàn phá, xuống cấp nặng nề, không đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Trên lĩnh vực y tế, sau ngày 26-3-1975, chính quyền cách mạng đã kịp thời tiếp quản các cơ sở y tế như Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh xá, nhà hộ sinh, thành lập thêm hàng chục trạm cứu thương và các đội y tế lưu động, trưng dụng đội ngũ y, bác sĩ của chế độ cũ, mở lại trường cán bộ y tế... Nhưng do cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc phòng trị bệnh đều thiếu thốn; trong khi đó dịch bệnh và tai nạn lao động do hậu quả của chiến tranh để lại diễn ra dai dẳng, nên vẫn còn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sức khỏe của nhân dân.
Thêm vào đó, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội diễn biến hết sức phức tạp. Tính đến tháng 6-1975, toàn tỉnh có 739.629 nhân khẩu, trong đó có khoảng 35 vạn người (riêng tại thành phố Huế trong số 5 vạn người đến tuổi lao động thì có 3,5 vạn người) trước đây do bị dồn vào các khu tập trung, hoặc do nhu cầu của cuộc sống phải phiêu bạt để kiếm kế sinh nhai, nay trở về làng cũ không có công ăn việc làm, cuộc sống vòn đã khó khăn càng trở nên cùng cực. Mặt khác, các tàn dư của chế độ cũ để lại cũng rất phức tạp, hàng vạn ngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động tan rã tại chỗ, trong đó một bộ phận vẫn ngoan cố không chịu cải tạo, nuôi dưỡng ý đồ chống phá cách mạng. Từ sau ngày giải phóng cho đến tháng 6-1975, lực lượng an ninh triển khai thông cáo số 4 và sô 5, đã có 40.667 ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện, hầu hết đã được giáo dục, cái tạo và hướng chính sách khoan hồng của Đảng, được chính quyền cách mạng tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện để họ có cơ hội góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng lại quê hương. Đây chính là yếu tố quan trọng để ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong hoàn cảnh tỉnh Thừa Thiên Huê vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh.
Nhìn chung, sau ngày quê hương giải phóng, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đứng trước những khó khăn và thách thức mới. Nền kinh tế, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thì manh mún, chậm phát triển, sản xuất không đủ ăn; kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hầu như phải bắt tay xây dựng từ đầu, nguyên vật liệu thiếu thốn, hàng hóa khan hiếm; cơ sở hạ tầng đô thị bị chiến tranh tàn phá nhiều lần, tuy được xây dựng lại nhưng còn mang tính chất chắp vá, tự phát và thiếu quy hoạch. Tình hình đó dẫn tới nền kinh tế phát triển mất cân đối, nguy cơ nạn đói đe dọa. Lĩnh vực văn hóa xã hội và an ninh chính trị có diễn biến hết sức phức tạp, nhiều tệ nạn xã hội, tàn dư của chế độ cũ chưa kịp khắc phục, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành con người mới, nền văn hóa mới.
Với những khó khăn, thiếu thốn chồng chất trên đòi hỏi nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phải đoàn kết phấn đấu với ý chí cách mạng kiên cường, phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa nhằm đưa quê hương ngày càng đi vào thế ổn định, làm cơ sở cho công cuộc xây dựng chế độ mới.
II. SỰ RA ĐỜI VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Đứng trước tình hình kinh tế-xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện ngay sau ngày quê hương giải phóng là nhanh chóng xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền cách mạng, mặt trận dân tộc và các tổ chức đoàn thể quần chúng các cấp; vận động nhân dân tích cực tham gia các phong trào cách mạng như tiếp quản, khôi phục và đưa vào sử dụng các cơ sở kinh tế, văn hóa; xây dựng mô hình làm ăn tập thể tổ đổi công, hợp tác xã; điều chỉnh và chia lại công điền, công thổ, xây dựng hệ thống thuỷ nông; tiến hành đăng ký kinh doanh công thương nghiệp; bài trừ các loại văn hóa phẩm đồi trụy, xây đựng nền văn hóa mới... nhằm từng bước đưa nền kinh tế, xà hội ra khói tình trạng khủng hoảng.
Đến tháng 6-1975, hệ thống quản lý nhà nước ở địa phương được hình thành từ cấp tỉnh xuống tận 102 xã, 11 khu phố và 589 thôn của các huyện, thành phố với tên gọi Uỷ ban nhân dân cách mạng, là mô hình quản lý nhà nước chuyển tiếp theo thiết chế xã hội chủ nghĩa làm nhiệm vụ chuyên chính vô sản, trong đó lấy việc cải tạo, khôi phục, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội làm căn bản. Cùng với việc hình thành bộ máy quản lý nhà nước, Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng và các tổ chức đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông dân, công nhân... cũng nhanh chóng được tổ chức và củng cố, đã phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.
Cùng với sự hình thành hệ thống chính quyền và tổ chức đoàn thể, để góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh trấn áp bọn phản cách mạng và bọn tội phạm hình sự, quản lý trật tự xã hội, bảo vệ thành quá cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ cuộc sống hòa bình của nhân dân, tiến hành công tác giáo dục pháp luật trong nhân dân, tuyên truyền chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đối với Nguy quân, Ngụy quyền; sau ngày quê hương giải phóng, ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nhanh chóng được hình thành với nhiệm vụ chính trị cơ bản là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, để mọi hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân đều bị xử lý trước pháp luật.
Tháng 9-1975, lực lượng cán bộ kiểm sát đầu tiên ở Thừa Thiên Huế do Viện kiểm sát nhân dân tối cao cử vào để thành lập hệ thống công tố tỉnh, huyện, thành phố gồm 6 người là đồng chí Võ Văn An, kiểm sát viên cao cấp (trưởng đoàn), đồng chí Lê Thường Anh, chuyên viên, các đồng chí Trần Viết Hường, Nguyễn Văn Tý, Lê Xuân Mãng là cán bộ, và đồng chí Tạ Quang Tịnh là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Từ Liêm, Hà Nội. Sau đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn tăng cường thêm đồng chí Lương Á Châu, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La, và hai đồng chí Trần Ngọc Mậu, Đỗ Văn Lãm là cán bộ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Tuy được cử vào Thừa Thiên Huế để thành lập hệ thống công tố, nhưng do nhạy bén trong việc nắm bắt chủ trương của Bộ Chính trị là đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, nên đoàn cán bộ đã đề xuất với Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế bỏ qua bước quá độ đó, để thành lập ngay hệ thống Viện kiểm sát các cấp tại địa phương. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đà chấp thuận đề xuất của đoàn, ra quyết định thành lập Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, các Viện kiểm sát nhân dân ở thành phố Huế và ở các huyện.
Trụ sở làm việc đầu tiên của Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế ở tại trường Tín Đức đường Lê Trung Định cũ, nay là trường Phổ thông cơ sở Thuận Lộc, Huế. Sau hai tháng hoạt động, tháng 11-1975 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh dời trụ sở đến số 76 - 78 đường Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Lộc, Huế. Do cơ sở vật chất còn khó khăn, lực lượng cán bộ ban đầu ít ỏi, không đủ phân bố cho cơ quan cấp tỉnh và các huyện, thành phố; nên Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế một mặt lo ổn định nơi làm việc, mặt khác nhanh chóng lập hồ sơ tuyến dụng cán bộ là sĩ quan, hạ sĩ quan tại ngũ trong quân đội, con em của gia đình cán bộ đã có trình độ đại học - kê cá đại học luật cùa chế độ cũ, học sinh vừa học xong cấp 3.
Căn cứ Nghị định 01/NĐ ngày 12-9-1974 cúa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định nhiệm vụ tổ chức chính quyền địa phương, theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, ngày 30-12-1975 Uỷ ban nhân dân cách mạng Thừa Thiên Huế ra Quyết định số 3436/QĐ-UB đồng ý cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tiếp nhận 30 cán bộ quân đội chuyển ngành và 20 học sinh để đào tạo và bố trí công tác. Bước đầu, Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận 18 cán bộ từ quân đội chuyển ngành, gồm các đồng chí Hoàng Văn Đàm, Phạm Minh Ngọc, Trương Tấn Nam, Trần Ngọc Yên, Vũ Xuân Thủy, Lê Ngọc Bang, Trần Đức Thống, Trần Hảo cầu, Trịnh Hồng Thám, Phan Thanh Lý, Trần Quốc Kỳ, Dương Ngô Chính, Nguyễn Xuân Hậu, Nguyễn Hữu Thùy, Trịnh Minh Hiền, Phan Bá Huy, Trần Xuân Dũng, Trần Đình Trung. Đến 28-4-1976, Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định tạm tuyển dụng 20 học sinh vào biên chế ngành kiểm sát tỉnh, gồm các đồng chí Lê Khắc Thắng, Nguyễn Thị Lan Phương, Hoàng Thị Như Ân, Huỳnh Văn Vĩnh, Lê Thị Ái, Hoàng Cân, Nguyễn Văn Minh, Ngô Dũng, Huỳnh Quốc Hồng, Nguyễn Văn Bình, Huỳnh Xuân Anh, Nguyễn Thành Nhân, Nguyễn Đôn Cử, Võ Thị Thanh Tịnh, Nguyễn Văn Hùng, Võ Tần, Nguyễn Thị Cần, Trần Viết Mười, Hồ Thị Ái Phương, Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã kịp thời tổ chức lớp học bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ kiểm sát trong 2 tháng tại trường Mai Khôi, đường Chi Lăng, phường Phú Cát, Huế cho 38 người được tuyển dụng này
Dựa vào lực lượng được tăng cường tại chỗ, Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã xây dựng bộ khung các đơn vị cấp huyện và thành phố; mỗi đơn vị huyện bố trí 3 cán bộ gồm 1 Viện trưởng, 1 kiểm sát viên, 1 thư ký (sĩ quan quân đội làm Viện trưởng, hạ sĩ quan làm kiểm sát viên, học sinh làm thư ký); riêng thành phố Huế có 4 cán bộ.
Tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có 21 cán bộ, do đồng chí Võ Văn An làm Viện trưởng, đồng chí Lê Thường Anh làm Phó Viện trưởng, đồng chí Trần Viết Hường là kiểm sát viên giữ chức Trưởng phòng Tổng hợp – Tổ chức.
Tại 9 Viện Kiểm sát nhân dân các huyện, thành phố do các đồng chí sau đây làm Viện trưởng:
1. Tạ Quang Tịnh - Thành phố Huế
2. Trịnh Minh Hiền - Huyện Phong Điền
3. Nguyễn Hữu Thùy - Huyện Quảng Điền
4. Hoàng Văn Đàm - Huyện Hương Trà
5. Vũ Xuân Thuỷ - Huyện Hương Thuý
6. Trần Hảo cầu - Huyện Phú Vang
7. Nguyễn Xuân Hậu - Huyện Phú Lộc
8. Nguyễn Văn Kính - Huyện Nam Đông
9. Trần Ngọc Yên - Huyện A Lưới
Với chức năng là một cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật, có vị trí độc lập, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; ngay từ khi ra đời, mặc dù đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên còn thiếu, trình độ nghiệp vụ, cơ sở vật chất còn hạn chế... nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngành kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã biết bám sát vào nhiệm vụ chính trị của mình, dựa vào tình hình thực tế của địa phương, với bản lĩnh cách mạng kiên cường, vượt qua những khó khăn và thách thức, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm đáp ứng những đòi hỏi khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, phát triển sức sản xuất, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, đấu tranh khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kinh tế và quản lý xã hội, đề cao trách nhiệm, củng cố kỷ luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong các hoạt động quản lý của nhà nước. Với phương châm đó, ngay từ khi mới thành lập, ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân tức là bảo vệ nền tảng và sức sống của chế độ mới, phát huy năng lực hoạt động của ngành tập trung vào ba hướng chính:
1. Trấn áp kịp thời và sắc bén những hoạt động xâm hại đến an ninh của chế độ và trật tự xã hội.
2. Bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và chế độ quán lý kinh tế xã hội chù nghĩa.
3. Đấu tranh chống mọi hành vi xâm phạm quyền làm chủ tập thể của nhân dân, bảo vệ những lợi ích hợp pháp cúa công dân.
Vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng trấn áp kịp thời bọn phản cách mạng, ổn định trật tự trị an, tham gia cùng với chính quyền các cấp tổ chức cho nhân dân học tập 10 chính sách cúa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và 6 thông cáo của Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh, phổ biến chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đối với ngụy quân, ngụy quyền và các đảng phái chính trị phản động. Nhờ vậy, quần chúng nhân dân ở các vùng mới giải phóng đã phát huy khí thế cách mạng, lên án và tố cáo bọn tay sai đầu sỏ ngoan cố lẩn trốn tìm cơ hội đế chống phá cách mạng, vận động những gia đình có người thân tham gia dưới chế độ cũ ra trình diện với cách mạng, tham gia công tác kiểm sát việc thu hồi và quản lý các cơ quan, công sở của Mỹ - Ngụy, thu nộp vũ khí và phương tiện chiến tranh, ghi báo và đăng ký hộ khẩu, nhất là ở thành phố Huế. Đồng thời, ngành Kiểm sát kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội như các loại văn hóa phẩm đồi trụy, lai căng, mại dâm... là tàn dư của chủ nghĩa thực dân mới còn để lại, nhằm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần bảo vệ thành quả cách mạng.
Trên lĩnh vực kinh tế, thực hiện nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ (họp từ ngày 21 đến 27-6-1975) là “Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khí thế tiến công, tinh thần làm chủ đất nước, tinh thần tự lực cánh sinh và cần cù lao động của nhân dân ta, nỗ lực phấn đấu để vượt qua những khó khăn trước mắt, tiếp tục ổn định tình hình chính trị. Thực hiện một bước cơ bản ổn định sản xuất, ổn định đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, giải quyết tốt và triệt để nhiệm vụ cách mạng ruộng đất, thu xếp công ăn việc làm cho nhân dân thành phố, bình thường hóa mọi hoạt động kinh tế, tận dụng năng lực sản xuất hiện có, từng bước khắc phục những hậu quả do chiến tranh và chế độ cũ để lại, khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, nhằm trước hết đáp ứng được phần lớn nhu cầu về lương thực, thực phẩm của nhân dân, của các lực lượng cách mạng trong địa phương”, ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi sâu vào công tác kiểm sát các ngành kinh tế, đấu tranh chống các hoạt động phi pháp trong các lĩnh vực sản xuất phân phối, lưu thông, khắc phục những quan điểm sai trái, kiên quyết xứ lý đối với các hành vi xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa. Ngành Kiểm sát đã truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những kẻ tham ô, trộm cắp tài sản Nhà nước, cố ý làm trái chế độ chính sách, trừng trị nghiêm khắc đối với bọn đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, chiếm đoạt tem phiếu, vi phạm những nguyên tắc, chế độ phân phối... để nhân dân trong tỉnh yên tâm tập trung vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển kinh tế.
Trong công cuộc cách mạng ruộng đất và xây dựng mô hình làm ăn tập thể, Nghị quyết Ban chấp hành Tỉnh ủy tháng 6-1975 chỉ rõ: “đã đến lúc phải tiến hành giải quyết nốt và triệt để cách mạng ruộng đất... chia lại công điền, công thổ cho hợp lý, tổ chức nông dân lại, lập các tổ đổi công, vần công, hợp tác xã thí điểm”. Với tinh thần đó, ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh cùng với chính quyền các cấp tiến hành công tác kiểm sát trong việc điều tra, thống kê diện tích đất công, ruộng đất vắng chủ, kết hợp với công tác kiểm sát điều tra dân số và năng lực lao động sản xuất để tiến hành phân chia ruộng đất hợp lý. Nhờ vậy, trong dợt tiến hành thí điểm, chính quyền cách mạng đã thực hiện chính sách ruộng đất ở 22 xã, bao gồm 147 thôn, đã tịch thu 19.606 mẫu ruộng đất công, ruộng đất của Việt gian, của địa chủ để chia thành 101.437 định suất cho 1.836 tập đoàn sản xuất, tạo tiền đề đế xây dựng thí điểm mô hình hợp tác xã vào cuối năm 1975, rút kinh nghiệm đưa hợp tác hóa nông nghiệp trở thành phong trào trong toàn tính cuối năm 1976. Thắng lợi của công cuộc tiến hành cách mạng ruộng đất và xây dựng mô hình làm ăn tập thế đã tạo ra luồng sinh khí mới trong nhân dân lao động, cổ vũ mạnh mẽ giai cấp nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế phát huy vai trò chủ lực của mình trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, hăng hái tham gia sức người, sức của để hàn gắn và xây dựng lại quê hương.
Để đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ các lợi ích hợp pháp của công dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm sát trong lĩnh vực điều tra tội phạm, trong việc thực hiện chính sách bắt, giam giữ và tập trung cải tạo; đồng thời tăng cường kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong việc giải quyết các đơn, thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ và nhân dân đối với cơ quan Nhà nước, trên cơ sở đó kiến nghị các cơ quan có biện pháp khắc phục.
Sau gần một năm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế hình thành và phát triển, trong hoàn cảnh đất nước tuy được hòa bình, quê hương hoàn toàn giải phóng, nhưng nhân dân Thừa Thiên Huế còn đứng trước những khó khăn và thử thách chồng chất; tình hình đó đòi hỏi cán bộ, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phải ra sức học tập, trau dồi nghiệp vụ, kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm và tội phạm, vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.
Những thành tựu sau gần một năm xây dựng và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần vào việc trấn áp bọn phản cách mạng, xử lý kịp thời các loại tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, tạo tiền đề để Viện kiểm sát nhân dân tỉnh bước vào giai đoạn hợp nhất tỉnh Bình Trị Thiên.