Chức năng và nhiệm vụ của thanh tra Công an nhân dân
Theo Nghị định 164/2024/NĐ-CP, cơ quan thanh tra CAND có chức năng giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, cơ quan thanh tra tiến hành các hoạt động thanh tra, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
Tiến hành thanh tra theo kế hoạch hoặc đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân theo quy định.
Đề xuất biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lực lượng CAND.
Cơ cấu tổ chức thanh tra Công an nhân dân
Nghị định phân chia cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong CAND thành hai nhóm chính:
- Cơ quan thanh tra trong CAND gồm:
+ Thanh tra Bộ Công an.
+ Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Thanh tra Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Cán bộ thanh tra chuyên trách và kiêm nhiệm:
+ Công an cấp huyện và các đơn vị có quy mô từ 200 cán bộ, chiến sĩ trở lên sẽ bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách.
+ Các đơn vị có quy mô dưới 200 cán bộ, chiến sĩ sẽ bố trí cán bộ thanh tra kiêm nhiệm.
+ Số lượng cán bộ thanh tra chuyên trách, cán bộ thanh tra kiêm nhiệm tại các đơn vị do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
Hình thức thanh tra
Hoạt động thanh tra CAND được thực hiện dưới hai hình thức chính:
+ Thanh tra theo kế hoạch: Được xây dựng và thực hiện hằng năm, nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động của lực lượng CAND.
+Thanh tra đột xuất: Tiến hành khi có yêu cầu của Thủ trưởng Công an hoặc phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Đối tượng thanh tra
Đối tượng thanh tra bao gồm:
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Công an.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam liên quan đến pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ Công an.
Ý nghĩa và tác động của Nghị định 164/2024/NĐ-CP
Nghị định 164/2024/NĐ-CP đánh dấu sự đổi mới trong quản lý và tổ chức hoạt động thanh tra CAND, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc nâng cao hiệu quả giám sát, phòng ngừa vi phạm và tiêu cực trong lực lượng. Đồng thời, Nghị định còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với lực lượng Công an.
Với những quy định mới, Nghị định 164/2024/NĐ-CP hứa hẹn sẽ nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác bảo vệ an ninh và trật tự của đất nước.
Xem toàn văn vản bản tại đây