Theo đó, người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân mà không phải là quân nhân, công an nhân dân.
Người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Chế độ trợ cấp 01 lần áp dụng đối với người làm công tác cơ yếu thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền, bao gồm các chế độ: 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, từ năm tứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng ½ tháng tiền lương.
Đối với người làm công tác cơ yếu thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc không chuyển ngành thì được giải quyết thôi việc và được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng lương tối thiểu chung, được ưu tiên học nghề hoặc giới thiệu việc làm; được hưởng trợ cấp thôi việc một lần, cứ mỗi năm công tác bằng 01 tháng tiền lương.
Cũng theo quy định tại Nghị định này, tiền lương tháng để tính trợ cấp là tiền lương của người làm công tác cơ yếu cộng với các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Ngoài ra, Nghị định còn quy định cụ thể các chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu chuyển ngành; chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị ngoài nhà nước; hy sinh, từ trần; chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và cách quy đổi thời gian để tính hưởng trợ cấp…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2011 và thay thế Nghị định số 102/2004/NĐ-CP ngày 27/02/2004 của Chính phủ.