Nguồn kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương, phụ cấp công vụ và trợ cấp nêu trên đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp Nhà nước ở Trung ương: Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2012 đã được cấp có thẩm quyền giao đối với từng cơ quan; sử dụng tối thiểu 40% (riêng ngành y tế là 35%) số thu được để lại theo chế độ năm 2012 và các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2011 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2012 (nếu có). Không được sử dụng phần kinh phí còn lại sau khi thực hiện chế độ tiền lương mới tăng thêm này cho các mục tiêu khác.
Đối với biên chế, lao động trong các cơ quan, đơn vị đã thực hiện khoán chi mà trong quyết định cho phép khoán chi của cấp có thẩm quyền đã quy định trong thời gian khoán đơn vị tự sắp xếp trong mức khoán để đảm bảo các chế độ, chính sách mới ban hành thì các cơ quan, đơn vị này phải tự đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ tiền lương mới tăng thêm trong tổng mức kinh phí đã được khoán.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài sử dụng các khoản 40%, 10% số tiết kiệm chi như trên, được sử dụng 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2011 so dự toán năm 2010, dự toán năm 2012 so dự toán năm 2011; và nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2011 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2012 (nếu có).
Từ năm 2013 trở đi, kinh phí bổ sung để thực hiện tiền lương theo mức lương tối thiểu 1,05 triệu đồng/tháng (sau khi đã sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định) sẽ được bố trí trong dự toán chi ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/06/2012; các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01/05/2012
Tải về