Tăng cường công tác kiến nghị phòng ngừa tình trạng ly hôn ngày càng tăng trên địa bàn huyện Nam Đông.

Thứ năm - 26/05/2022 10:55 872 0
Nam Đông là một huyện có diện tích nhỏ với 09 xã và một thị trấn, mật độ dân số thấp, nhưng thời gian gần đây tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng, tính chất ngày càng phức tạp, đặc biệt độ tuổi của các cặp vợ chồng ly hôn ngày càng trẻ; phần lớn đều đang có con chung, nhiều cháu còn nhỏ, đang độ tuổi ăn học. Tình trạng đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội huyện nói chung, đời sống hôn nhân gia đình nói riêng.
Một phiên Tòa xét xử vụ án Hôn nhân – gia đình trên địa bàn huyện Nam Đông.
Một phiên Tòa xét xử vụ án Hôn nhân – gia đình trên địa bàn huyện Nam Đông.
Theo số liệu thống kê từ năm 2020 đến nay, số vụ việc tranh chấp về hôn nhân gia đình mà Tòa án nhân dân huyện Nam Đông thụ lý giải quyết tăng lên đáng kể theo từng năm (năm 2020: 38 vụ, việc; năm 2021: 64 vụ, việc; Từ 01/12/2021 đến nay đã thụ lý giải quyết: 40 vụ, việc). Tình trạng các đương sự gửi đơn đến Tòa án giải quyết ly hôn xảy ra ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nam Đông trong đó nhiều nhất là tại thị trấn Khe Tre, chiếm tỷ lệ hơn 26%; xã Hương Xuân là 24% tổng số các vụ, việc Tòa án thụ lý trong toàn huyện. 
Để từng bước kéo giảm tình trạng ly hôn xảy ra trên địa bàn, góp phần cũng cố và xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Viện kiểm sát nhân dân huyện Nam Đông đã ban hành Kiến nghị yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Khe Tre và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hương Xuân, huyện Nam Đông trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp như:
—► Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật Hôn nhân và gia đình; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật phòng chống bạo lực gia đình; Luật bình đẳng giới.
Tăng cường công tác truyền thông và giữ gìn hạnh phúc gia đình; đa dạng các hình thức giáo dục để người dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ về đời sống hôn nhân gia đình trước và sau khi kết hôn.
—► Kịp thời chỉ đạo triển khai, thực hiện có hiệu quả Luật hòa giải ở cơ sở; tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải, nâng cao năng lực của hòa giải viên, tổ hòa giải; Kịp thời hòa giải mâu thuẩn nhỏ phát sinh trong gia đình không trở thành mâu thuẫn trầm trọng; để những cặp vợ chồng có ý định ly hôn có cơ hội quay về đoàn tụ, cùng nhau xây dựng tổ ấm gia đình, nuôi dạy con cái; vận động việc giữ gìn và phát huy văn hóa gia đình và truyền thống tốt đẹp của dòng họ, xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhỡ, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; góp phần giảm số vụ án ly hôn, đặc biệt là ly hôn ở giới trẻ.
—► Đối với các gia đình xảy ra tình trạng bạo lực, chính quyền cơ sở và các tổ chức đoàn thể thường xuyên theo dõi, có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, có biện pháp giúp đỡ đối với các cháu chưa thành niên, nhất là những đứa trẻ có nguy cơ vi phạm pháp luật hoặc bị ngược đãi; tạo điều kiện cho các em học tập, vui chơi, ổn định về tâm sinh lý nhằm phòng ngừa xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình, luật bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình.

Tin, ảnh: Nguyễn Văn Đổi – VKSND huyện Nam Đông

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây