Với kỷ luật cao, tính cách nhẹ nhàng, thân thiện, gần gũi với mọi người, đó là cảm nhận chung của nhiều đồng nghiệp ở ngành kiểm sát viên nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế mỗi khi làm việc với nữ kiểm sát viên Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Những năm gần đây, dù không còn trẻ tuổi nửa so với nhiều đồng nghiệp khác nhưng chị lại tiếp tục đảm nhiệm một công việc hết sức khó khăn, vất vả và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng như: Tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực hiện lệnh bắt tội phạm…Tuy vậy, dù bất cứ thời điểm nào, sáng sớm hay đêm khuya chị cũng có mặt kịp thời để xử lý vụ việc.
Làm công tác kiểm sát, thường xuyên phải tiếp xúc với những mặt trái của xã hội, nhưng trông chị luôn có một tinh thần cởi mở, lạc quan, yêu đời. Phải chăng bên cạnh những tính chất đặc thù công việc của mình, chị còn có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đã tiếp thêm sức mạnh cho chị trong những lúc gặp khó khăn hay bế tắc. Được biết, ngoài hết lòng với công việc, chị còn đảm đang nuôi dạy con cái thành đạt và xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Năm 2010, kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân(26/7/1960-26/7/2010) và 35 năm thành lập Ngành kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế. Cũng chính là thời điểm chị đã hoàn thành sự nghiệp của mình, để nghỉ hưu theo chế độ. Song, ngọn lửa, tình yêu nghề nghiệp trong chị không bao giờ ngừng tắt. Đặc biệt, với thế hệ kiểm sát viên trẻ hôm nay lúc nào chị cũng băn khoăn trăn trở. Chị Tuyết phân tích: Sự phát triển của xã hội luôn gắn liền với những mặt trái của nó, đây cũng chính là thách thức lớn đối với những người làm công tác bảo vệ pháp luật nói chung, những người làm công tác kiểm sát nói riêng hiện nay. Mỗi vụ án đều có tính chất phức tạp khác nhau, nhưng đòi hỏi người kiểm sát viên phải phân tích, nhân định, tìm ra mọi sự thật đung đắn để rồi phơi bày tội lỗi của kẻ phạm tội. Nếu làm oan sai thì không chỉ ảnh hưởng đến sô phận của họ mà còn kéo theo cả gia đình và nhưng người liên quan.
Sau khi nghỉ hưu, chị có ý tưởng sẽ thành lập một văn phòng luật sư hoặc văn phòng công chứng để có điều kiện tư vấn pháp luật cho nhân dân được nhiều hơn nửa.
Hơn một phần ba thế kỷ công hiến cho ngành kiểm sát nhân dân, trãi qua nhiều đơn vị công tác và giữ nhiều cương vị khác nhau như: Kiểm sát viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế; Trưởng phòng kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính, lao động, kinh tế- thương mại; Uỷ viên Uỷ ban Kiểm sát và nay là Trưởng phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra án và xét xử sơ thẩm án trị an- an ninh ...nhưng dù ở cương vị nào, chị cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều đáng ghi nhận là với chức năng, nhiệm vụ được giao, chị đã đề xuất với Lãnh đạo viện; đồng thời trực tiếp giải quyết và chỉ đạo cán bộ, kiểm sát viên thuộc quyền quản lý, giải quyết hàng ngàn vụ án, đảm bảo đúng pháp luật; không có trường hợp nào bị oan; cùng với cán bộ, đảng viên trong toàn Ngành, vượt qua bao khó khăn, thử thách, để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình; xây dựng cơ quan nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu của ngành Kiểm sát nhân dân; Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 16 năm liền đạt danh hiệu Đảng bộ “trong sạch, vững mạnh”.
Có thể nói, cuộc đời của chị Tuyết đã gắn liền với quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Không chỉ có nhiều công lao góp phần trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mà còn có những đóng góp nhất định vào sự lớn mạnh của ngành Kiểm sát nhân dân nói chung, ngành kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế nói riêng.
Với những thành tích xuất sắc đã đạt được, trong thời gian qua, chi đã được Đảng, Nhà nước và ngành Kiểm sát nhân dân trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó, 10 năm liền (2000-2010) đạt danh hiệu “Điển hình tiên tiến” của ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bài và ảnh: Công Bằng-Đức Khanh