Một vài sai lầm khi áp dụng vẽ sơ đồ tư duy

Thứ hai - 17/10/2022 14:37
Một thứ gì đó mà ai bảo là cũng tốt, thì chưa chắc nó đã tốt với bạn, nếu bạn không hiểu nguyên lý đằng sau để có thể áp dụng linh hoạt. Bài này không chỉ giúp bạn hiểu rõ bản chất sơ đồ tư duy, hóa giải các sai lầm ít biết, mà còn giúp bạn nâng cấp sức mạnh sơ đồ tư duy lên gấp đôi.
1 – Bản chất của Sơ đồ tư duy là gì?
Ngay khi ra đời, Sơ đồ tư duy đã được PR một cách mạnh mẽ nhờ cha đẻ Tony Buzan, và đã trở thành một hiện tượng. Song hầu hết mọi người dùng nó một cách gượng ép, dẫn tới không hiệu quả. Suy cho cùng, bản chất của Sơ đồ tư duy là một cách sắp xếp lại thông tin, thay vì ghi chép theo từng dòng, thì bây giờ bạn viết từ… giữa tờ giấy ra!
 
image001 1
Ban đầu dùng Sơ đồ tư duy, nếu bạn cảm thấy ghi nhớ tốt hơn thì thực ra là do:
1 – Do phương pháp mới, nên cảm giác hào hứng kích thích não bộ, góp phần tăng khả năng ghi nhớ.
2 – Khi vẽ bạn sử dụng màu sắc, kích thích thị giác và não bộ, làm tăng mạnh khả năng ghi nhớ.
3 – Sắp xếp hết thông tin lên một tờ giấy sẽ giúp bộ não có cái nhìn toàn cảnh, nên dễ nhớ hơn.
Tuy vậy, khi công việc hàng ngày yêu cầu bạn phải vẽ nhiều sơ đồ tư duy hơn, yếu tố số 1 sẽ không còn hữu hiệu như trước nữa. Song yếu tố số 2 và 3 vẫn có thể bền vững, nếu bạn biết các bước vẽ hiệu quả.
Sai lầm 1 – Sơ đồ tư duy, càng đẹp càng tốt.
Sơ đồ tư duy đẹp lung linh chỉ thích hợp để trưng bày trong các cuộc thi. Còn để ghi nhớ thì bạn không cần đẹp, song cần những hình ảnh, ký hiệu đơn giản mà ấn tượng. Tôi gọi chúng là những hình gợi nhớ, vì chúng gợi bạn nhớ ra từ cần nhớ. Còn hình vẽ đẹp, thường chỉ mang tính minh họa, và bạn chỉ nhớ hình hơn là nhớ từ.
Bên cạnh đó, nhiều người khuyên dùng càng nhiều màu càng tốt. Đồng ý rằng màu sắc sẽ tăng khả năng ghi nhớ, nhưng nếu bạn dùng quá nhiều thì sẽ mất thời gian để dành cho việc thay đổi màu sắc. Chỉ cần 4 màu, với sự đan xen hợp lý là ổn. Ví dụ dưới đây là một sơ đồ nói về các bước vẽ sơ đồ tư duy.
 
image003 1
Trông nó khá sặc sỡ, nhưng thực ra chỉ có 4 màu chủ đạo: Đỏ, Tím, Xanh lá, Xanh biển
Sai lầm 2 – Chỉ có một dạng Sơ đồ tư duy?
Nếu phải vẽ sơ đồ tư duy cho nội dung dưới đây, bạn sẽ vẽ như thế nào?
 
image005

Với bài trên, sẽ càng rối hơn nếu bạn vẽ một sơ đồ tư duy với hình trung tâm là con cọp và các nhánh tỏa ra xung quanh. Thật ra, bạn chỉ cần vẽ một sơ đồ đơn giản như bên dưới, là có thể hiểu và nhớ được toàn bộ. Thậm chí còn biết thêm là con cọp nào bị cắn hai lần.
 
image007 1
Đáp án là 5 con cọp.
Dạng sơ đồ này gọi là sơ đồ quan hệ, biểu diễn mối quan hệ giữa các từ khóa. Và sai lầm thứ hai là mọi người thường áp dụng một dạng sơ đồ duy nhất với hình trung tâm ở chính giữa cho bất cứ một vấn đề nào. Nhưng sự thật là nếu dùng sai dạng sơ đồ, sẽ chỉ làm cho thông tin trở nên rối bời.
Kinh nghiệm là nếu vấn đề có các ý chính độc lập với nhau, bạn có thể dùng sơ đồ tư duy với hình trung tâm ở giữa, các nhánh tỏa ra như bạch tuộc, mỗi tua nói về một ý. Còn nếu vấn đề có các ý liên quan chặt chẽ tới nhau, mô tả một tiến trình, một khái niệm nào đó, thì nên dùng sơ đồ quan hệ.
image009
Vậy là bạn đã hiểu bản chất, cũng như biết được hai sai lầm phổ biến đang khiến nhiều người áp dụng sơ đồ tư duy không hiệu quả. Vậy giải pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả vẽ sơ đồ tư duy là gì?

Giải pháp 1 – Lọc khóa và định dạng sơ đồ tư duy
Lọc từ khóa là bước quan trọng, nhưng lại hay bị bỏ qua nhất khi vẽ sơ đồ tư duy. Lợi ích đầu tiên, nó sẽ giúp bạn hiểu vấn đề hơn, từ đó xác định được dạng sơ đồ cần vẽ, cũng như các bố trí và phân vùng hợp lý.
 
image011
Thứ hai, lọc khóa sẽ làm giảm số chữ trên sơ đồ của bạn. Khi nhìn thấy bộ não sẽ được kích thích, khoảng trống giữa các từ sẽ khiến bộ não phải suy nghĩ về sự liên kết giữa các từ đó. Điều này giúp gia tăng hiệu quả ghi nhớ. Thứ ba, khi bạn chỉ dùng từ khóa, bạn sẽ có thêm không gian để vẽ hình, một yếu tố rất quan trọng giúp tăng khả năng ghi nhớ của sơ đồ tư duy.

Làm sao để lọc từ khóa trong sơ đồ tư duy?
Tôi thường coi đoạn văn bản là một bộ phim ngắn, và bắt đầu đi tìm các nhân vật chính, nhân vật phụ và khoanh tròn chúng lại. Khi xác định được chúng và hiểu sự kết nối giữa chúng, tôi mới bắt đầu vẽ. Ngoài ra còn có một cách khá đơn giản nữa để xác định từ khóa là bỏ đi các từ thừa, bạn có thể tham khảo ví dụ cụ thể về việc lọc khóa trong bài viết “Làm phao câu nghệ thuật”
 
image014

Nguồn tin: fususu.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây