Qui định bất cập của Bộ luật hình sự 2015 về các tội xâm phạm an toàn giao thông

Thứ tư - 18/07/2018 15:46 4.227 0
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là Bộ luật Hình sự 2015) qui định các tội xâm phạm an toàn giao thông từ Điều 260 đến Điều 284. Mặc dù vừa được sửa đổi bổ sung năm 2017 nhưng trong quá trình thi hành vẫn phát hiện một số bất cập.
Qui định bất cập của Bộ luật hình sự 2015 về các tội xâm phạm an toàn giao thông
Qua nghiên cứu nhận thấy các Điều từ 260 đến 281 khi qui định về hành vi làm chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, gây thiệt hại về tài sản mà khi có 01 hành vi phạm tội xâm hại đến nhiều khách thể (như cả làm chết người đồng thời cả làm tổn hại sức khỏe cho người khác hoặc làm chết người và gây thiệt hại về tài sản...) mà các mà các khách thể này được qui định tại khung hình phạt khác nhau đã bộc lộ bất cập.

Ví dụ 1: Một người gây tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn làm chết 01 người và làm bị thương 02 người mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của 02 người này là 122%. Theo qui định của Điều 260 thì hành vi làm chết 01 người được qui định tại điểm a khoản 1, còn hành vi làm bị thương 02 người với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể 122% được qui định tại khoản 2 Điều này.

Ví dụ 2: Một người gây tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn làm chết 01 người, làm bị thương 02 người mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của 02 người này là 122% và gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng. Theo qui định của Điều 260 thì hành vi làm chết 01 người được qui định tại điểm a khoản 1, hành vi làm bị thương 02 người với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể 122% được qui định tại khoản 2, còn hành vi gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng  được qui định tại khoản 3 Điều này.

Bất cập trên cho thấy khi có vụ án về giao thông xảy ra mà có khách thể bị xâm hại được qui định tại khoản này, vừa có khách thể bị xâm hại được qui định tại khoản khác sẽ gây khó khăn cho việc truy tố, xét xử. Vì về nguyên tắc người phạm tội phải bị truy tố, xét xử về khung cao nhất mà người phạm tội phạm phải. Nhưng đối với những khách thể bị xâm hại qui định tại khung nhẹ hơn thì giải quyết như thế nào.
 
son02

Tương tự các Điều từ 261 đến 281 của Bộ luật Hình sự 2015 đều có bất cập như Điều 260. Thực tiễn giai đoạn thực hiện Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (gọi tắt là Bộ luật Hình sự 1999), liên ngành Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện KSND tối cao, Tòa án ND tối cao ban hành Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 (gọi tắt là Thông tư 09 năm 2013) hướng dẫn áp dụng một số qui định tại Chương XIX của Bộ luật Hình sự 1999 về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông qui định 01 người phạm tội gây chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác, gây thiệt hại về tài sản mà phạm vào 02 tình tiết trở lên của 01 khung hình phạt thì bị truy cứu theo khung hình phạt cao hơn liền kề (ví dụ phạm vào 02 tình tiết qui định tại khoản 1 Điều 202 thì phải truy cứu trách nhhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 202); vừa có tình tiết thuộc khoản này, vừa có tình tiết thuộc khoản khác nặng hơn thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản cao hơn của khoản nặng hơn mà người phạm tội gây ra (ví dụ phạm vừa có tình tiết qui định tại khoản 1 Điều 202 vừa có tình tiết qui định tại khoản 2 Điều 202 thì phải truy cứu trách nhhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202).

Qua đó cho thấy Thông tư 09 năm 2013 hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự 1999 đã qui định rất chặt chẽ về các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn giao thông khi hành vi phạm tội phạm vào nhiều khoản khác nhau của 01 Điều luật. Tuy nhiên Bộ luật Hình sự 2015 đã không kế thừa dẫn đến bất cập nêu trên.

Trên đây là ý kiến cá nhân khi nghiên cứu các tội xâm phạm an toàn giao thông qui định tại Bộ luật Hình sự 2015, xin trao đổi với các đồng nghiệp cùng tham khảo.

Tin, ảnh: Hà Viết Sơn - PVT VKSND Thành phố Huế

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây