Đại biểu dự Hội nghị có các đồng chí Phạm Trí Thức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội; Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội và đại diện Lãnh đạo các cơ quan ban, ngành Trung ương.
Các đại biểu dự Hội nghị
Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí Phó Viện trưởng VKSNDTC: Trần Phước Tới (điểm cầu VKSQS Trung ương); Lê Hữu Thể, Nguyễn Thị Thủy Khiêm (điểm cầu Vĩnh Long), Trần Công Phàn, Nguyễn Hải Phong và Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc VKSNDTC; Lãnh đạo VKSQS Trung ương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS quân khu, quân đoàn, quân chủng; VKS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các VKS cấp huyện trên phạm vi cả nước.
PGS. TS Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC Phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS. TS Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC nhấn mạnh, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Đây là sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, mở ra thời kỳ mới cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đặc biệt, trong lĩnh vực tư pháp, Hiến pháp có nhiều điều chỉnh quan trọng. Nhiều nguyên tắc tiến bộ của văn minh pháp lý nhân loại đã được bổ sung, làm rõ.Đây là những yêu cầu hết sức quan trọng, là thước đo sự tiến bộ của nền tư pháp, đòi hỏi phải được nhận thức sâu sắc, đổi mới từ tư duy đến hành động để xây dựng nền tư pháp thực sự trong sạch, vững mạnh, công bằng, dân chủ, nghiêm minh, trách nhiệm trước nhân dân.
Thực hiện nhiệm vụ triển khai thi hành Hiến pháp, ngành Kiểm sát nhân dân đã khẩn trương tiến hành nhiều hoạt động thể hiện thái độ nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm đầy đủ của ngành Kiểm sát nhân dân đối với nhiệm vụ triển khai thi hành Hiến pháp. Việc tổ chức Hội nghị cũng là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ kế hoạch quan trọng này.
Đồng chí Viện trưởng VKSNDTC Khẳng định,xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả” là mục tiêu lớn của Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” của Nhà nước ta. Trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2015 là phải: Triển khai việc xác định danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch đây là chủtrương lớn và quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Để tạo sự chuyển biến tích cực hơn nữa trong công tác tổ chức cán bộ, năm 2014, toàn ngành Kiểm sát thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng; trong đó tập trung hoàn thành và triển khai đề án: Xác định vị trí việc làm, cơ cấu các ngạch công chức, viên chức, làm tốt công tác tuyển sinh Đại học Kiểm sát khóa 2. Đó là những công việc quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của Ngành là những nhiệm vụ trong tâm của năm 2014.
Đồng chí Viện trưởng cho rằng, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng nhằm quán triệt, phổ biến những nội dung cơ bản của Hiến pháp để thống nhất nhận thức và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Hiến pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân; triển khai cụ thể chủ trương và những việc cần làm ngay trong công tác tổ chức cán bộ, xây dựng ngành. Vì vậy, đồng chí Viện trưởng đề nghị các đại biểu phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, bằng tất cả kiến thức, kinh nghiệm của mình tham gia thảo luận, đề xuất có chất lượng.
Đồng chí Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội giới thiệu khái quát những nội dung cơ bản của Hiến pháp mới
Sau diễn văn khai mạc của Viện trưởng VKSNDTC, 66 điểm cầu đã nghe đồng chí Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội giới thiệu khái quát những nội dung cơ bản của Hiến pháp mới; đồng chí Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSNDTC tóm tắt những nội dung cơ bản của Hiến pháp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.
Phó Viện trưởng VKSNDTC Lê Hữu Thể chủ trì phần thảo luận
Dưới sự chủ trì của Phó Viện trưởng VKSNDTC Lê Hữu Thể,Hội nghị đã tiến hành thảo luận và nghe VKS các địa phương Hải phòng, Quảng Bình và Viện phúc thẩm 2 trình bày tham luận về những nguyên tắc liên quan đến tổ chức hoạt động của VKS trong Hiến pháp như: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong điều tra, xét xử; kinh nghiệm nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa;nguyên tắc khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Tiếp đó, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ đã trình bày Hướng dẫn xây dựng Đề án vị trí việc làm (ĐAVTVL), với mục đích Xây dựng ĐAVTVL để làm căn cứ thực hiện việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền theo quy định của pháp luật;xác định thực trạng tổ chức bộ máy,cán bộ và vị trí việc làm (sau đây viêt tăt là VTVL) trong từng đơn vị để có kế hoạch phân bổ, điều chỉnh, bổ sung nguồn nhân lực, sắp xếp bố trí nhân lực đảm bảo khoa học, phù hợp với từng VTVL, từng ngạch công chức cụ thể; Rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức của từng đơn vị trong toàn Ngành. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bôi dưỡng cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn phù hợp, phát huy năng lực, khà năng công tác và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, từng bước nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong toàn Ngành; đổi mới phương pháp quản lý, đánh giá cán bộ, công chức trên từng; lĩnh vực cụ thể.
Phạm vi và đối tượng áp dụng toàn ngành KSND, bao gồm: VKSNDTC, các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định Luật Viên chức, VKSND cấp tỉnh, VKSND cấp huyện. Theo các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, phương pháp xác định VTVL có 8 bước...
Các đại biểu dự Hội nghị cũng đã nghe đại diện Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thông báo sơ tuyển đối với các thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự thi đại học chính quy ngành luật năm 2014: Chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến là 300; Khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ: 50% chỉ tiêu; Các khu vực khác trong cả nước: 50% chỉ tiêu; đối với nữ học sinh vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được xác định chỉ tiêu riêng với tỷ lệ không quá 40% trên tổng chỉ tiêu đào tạo của ngành học. Không hạn chế tỷ lệ nữ sơ tuyển và đăng ký dự tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Người dự thi phải có đủ sức khỏe để học tập, công tác; đồng thời phải đáp ứng các điều kiện về chiều cao: Từ 1,60m trở lên đối với nam và từ 1,55m trở lên đối với nữ; đối với học sinh thuộc vùng KV1, học sinh là người dân tộc thiểu số theo từng giới đượchạ thấp 02 (hai) cm về chiều cao. Về cân nặng: Từ 50kg trở lên đối với nam và từ 45kg trở lên đối với nữ. Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính. Thời gian nộp hồ sơ dự sơ tuyển:Từ ngày 01/3/2014 – 15/3/2014. Địa điểm nộp hồ sơ dự sơ tuyển tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú.
Hình ảnh tại một số điểm cầu
Phát biểu kết luận Hội nghị, Đồng chí Viện trưởng VKSNDTC ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đại biểu dự Hội nghị, đồng thời biểu dương các ý kiến tham luận đã làm rõ được nhiều vấn đề mà Hiến pháp mới quy định cho ngành Kiểm sát.
Đồng chí Viện trưởng lưu ý, hiện nay đất nước đang tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, bước đầu là cải cách thủ tục, tiếp đó cải cách bộ máy, sau cùng là chất lượng cán bộ, ngành KSND không ngoài chủ trương trên, vì vậy việc ra đời Đề án xác định vị trí việc làm rất quan trọng giúp ngành Kiểm sát ngày một lớn mạnh và phát triển theo hướng tinh gọn và chất lượng.
Đồng chí Viện trưởng cho rằng, VKS các cấp cần nghiên cứu ký lưỡng trước khi đưa vào triển khai đề án trên đảm bảo chính xác và khoa học để từ đó sắp xếp cán bộ đáp ứng vị trí, yêu cầu công việc đặt ra. Cùng với đó, triển khai đề án phải phối hợp chặt chẽ với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trong đào tạo, tuyển dụng nguồn cán bộ trẻ có năng lực và phẩm chất, tạo sự cân bằng giữa các vùng miền, phù hợp với chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo của quốc gia.
Đề cập đến quá trình tổ chức, triển khai Hiến pháp mới, Viện trưởng VKSNDTC đề nghị toàn Ngành nâng cao tinh hần trách nhiệm, tổ chức nghiên cứu nghiêm túc những nội dung mới, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để cán bộ và nhân dân hiểu được quy định mới về tổ chức, hoạt động của Ngành trong Hiến pháp; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải nắm chắc tinh thần đổi mới của Hiến pháp từ đó xây dựng chương trình công tác phù hợp để Hiến pháp được triển khai sâu rộng trong toàn ngành nói riêng và cả nước nói chung.
Viện trưởng VKSNDTC chỉ đạo, trong quá trình xây dựng các dự án Luật phải thể hiện được những nội dung mới mà Hiến pháp đã quy định từ đó làm cơ sở cho việc vận dụng vào quá trình tổ chức đấu tranh phòng chống tội phạm và xây dựng một nền tư pháp mạnh.
Do khuôn khổ thời gian của Hội nghị, nhiều ý kiến của các đại biểu chưa được trình bày sẽ được tiếp nhận và xây dựng kỷ yếu của Hội nghị. Các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn cần được kịp thời phản ánh về các đơn vị chức năng của VKSNDTC kịp tời có hướng dẫn, tháo gỡ đảm bảo các yêu cầu công các được thống nhất và hiệu quả.