I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí: Theo chiều dài lãnh thổ từ bắc xuống nam, Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm về phía nam của vùng Bắc Trung bộ, ở giữa hai đầu đất nước, tọa độ địa lý được xác định trong khoảng từ 16°00' đến 16°44' vĩ độ Bắc và từ 107°02' đến 108°12' kinh độ Đông. Thừa Thiên Huế phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào có chung đường biên giới 81 km, phía đông là biển Đông với 126 km bờ biển. Chiều dài của địa bàn tỉnh là 127 km. chiều rộng trung bình 60 km, diện tích 5.053,99 km2.
Về giao thông, Thừa Thiên Huế có đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ I và đường Hồ Chí Minh chạy xuyên suốt theo chiều dài lãnh thổ của tỉnh; lại có các cảng Thuận An và Chân Mây, có sân bay Phú Bài là những lợi thế để đầu tư và xúc tiến thương mại, du lịch và dịch vụ.
Với vị trí địa lý và điều kiện giao thông đó, trong quá khứ và tương lai Thừa Thiên Huế luôn có nhiều ưu thế để hình thành trung tâm kinh tế - xã hội; là nơi trung chuyển, liên kết, giao lưu kinh tế và văn hoá ở trong nước và quốc tế.
2. Địa hình: Địa hình Thừa Thiên Huế giảm dần độ cao từ tây sang đông. Phía tây và tây - nam là đồi núi chiếm phần lớn diện tích của tỉnh, xen lẫn là thung lũng, rồi đến đồng bằng, gò cao, cồn cát, đầm phá (trong đó diện tích núi 29,5%, đồi 34,5%, thung lũng 15,9%, đồng bằng 11,6%, gò cao- cồn cát 4,1%, đầm phá 4,4%).
Vùng đồi núi có các ngọn núi cao như Động Ngãi 1.784m, Bạch Mã 1.444m. Bạch Mã có nhiều cảnh đẹp nên ngoài ý nghĩa là đường ranh giới khí hậu, còn có giá trị về du lịch nghỉ dưỡng. Đầm phá là địa hình đặc trưng của Thừa Thiên Huế, kéo dài 68km theo hướng tây bắc- đông nam cùa bờ biến, với diện tích mặt nước 216 km2, là một ưu thế thiên nhiên thuận lợi cho việc phát triển thủy sản.
3.Về đất dai: Diện tích đất đai được sử dụng chỉ hơn 1/2 diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 36,75%, nông nghiệp 10,85%, đất chuyên dùng và đất ở chỉ chiếm 4,7 %.
4. Khí hậu: Thừa Thiên Huế có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Dãy Bạch Mã ở phía nam của tỉnh là đường ranh giới khí hậu gió mùa giữa hai miền á xích đạo của miền Nam và nội chí tuyến gió mùa của miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25°c. Lượng mưa ở Thừa Thiên Huế thuộc diện cao nhất nước; lượng mưa bình quân tại Huế là 2.700mm. Mùa mưa trùng với mùa bão, cộng với địa hình dốc nên thường gây ra nạn lũ lụt nghiêm trọng.
5. Sông ngòi: Do mưa nhiều, địa hình triền dốc, phía tây có nhiều thung lũng, phía đông có nhiều đầm phá nên sông ngòi ở Thừa Thiên Huế khá dày đặc. Tổng số chiều dài các con sông chính là 300 km. trong đó hệ thống sông Hương (gồm Tả Trạch, Hữu Trạch, sông Hương, sông Bồ) chiếm 60%.
Sông Hương thơ mộng, êm đềm là một trong những con sông đẹp của thế giới, là nguồn lực tinh thần, là sức sống diệu kỳ của Kinh đô Huế, là một biếu tượng thân thương của xứ Huế, là cảnh quan tuyệt vời của thành phố Huế hôm nay.
6. Tài nguyên khoáng sản: Toàn tỉnh có trên 100 điểm khoáng sản được khảo sát, trong đó khoáng sản phi kim loại (đá vôi, đá granite, cao lanh..) chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra còn có các mỏ nước khoáng dùng cho sinh hoạt, chữa bệnh....
II. DÂN CƯ VÀ HÀNH CHÍNH
1. Dân cư:
Theo tổng điều tra dân số năm 1999, dân số Thừa Thiên Huế là 1.049.460 người, đứng vị trí thứ 31 trên tổng số 64 tỉnh thành. Tốc độ dân số tự nhiên từ thập kỷ 90 cùa thế kỷ XX trở lại đây liên tục giảm, do hạ mức sinh hàng năm. Năm 1990 tốc độ gia tăng dân số 2,60%, đến năm 1999 là 1,83%. Tốc độ tăng dân số giữa các vùng không đều, ở nông thôn và miền núi mức sinh cao, dân số tăng nhanh, trong khi ở thành phố Huế chỉ có 1,52%.
Xét về kết cấu dân số theo nhóm tuổi, Thừa Thiên Huế thuộc dạng kết cấu dân số trẻ. Theo kết quả điều tra dân số năm 1999, số người dưới 15 tuổi chiếm 36,28% dân số toàn tỉnh, nhóm tuổi từ 15-59 chiếm 54,03%, trên 60 tuổi là 9,69%. Đây là một lợi thế để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, nhưng sẽ là khó khăn trong công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Về kết cấu dân cư, ở Thừa Thiên Huế có 5 dân tộc anh em cư trú, gồm người Kinh chiếm 96,7%, còn lại là người Hoa, người Tà Ôi, người Bru-Vân Kiều và người Cơ Tu.
Người Kinh và người Hoa phân bố chủ yếu ở thành phố Huế và các huyện đồng bằng ven biển. Ngoài ra, có một bộ phận khá lớn người Kinh chuyển cư lên các huyện miền núi Nam Đông, A Lưới trong nhiều thời kỳ, nhất là sau năm 1975 đến nay. Tuy nhiên, do vùng đồng bằng nhỏ hẹp, nên mật độ cư trú của hai cộng đồng dân cư này rất lớn, thường trên dưới vài ba trăm người/km2, thậm chí có nơi như thành phố Huế là trên 4.000 người/km2.
Trong lúc đó, tại vùng miền núi thuộc hai huyện Nam Đông, A Lưới và một số xã thuộc các huyện Phong Điền, Phú Lộc, Hương Trà, đồng bào các dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu, Bru-Vân Kiều phân bổ phân tán thành nhiều điểm tụ cư. Nhìn chung, tình hình cư trú phân tán biệt lập là những nét đặc thù của các dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế. Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 200 người/km2.
Về kinh tế, cộng đổng người Kinh chủ yếu hoạt động nông nghiệp lúa nước. Nhưng do các vùng đồng bằng ở Thừa Thiên Huế nhỏ hẹp, nên đồng bào còn có nhiều ngành nghề phụ như rèn, mộc mỹ nghệ, khai thác vật liệu xây dựng, thêu ren, làm nón, gốm sứ, ... Nhiều vùng dân cư ở ven biển, đầm phá sông chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
Ớ Thừa Thiên Huế còn tồn tại những vạn chài trên sông Hương và vùng đầm phá, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá ở vùng sông nước và có một bộ phận khá lớn làm nghề buôn bán, dịch vụ. Họ sống chủ yếu ở vùng đô thị Huế và các vùng phụ cận đô thị, thị trấn của các huyện.
Về quan hệ dân tộc, từ trước tới nay quan hệ giữa các dân tộc Kinh, Hoa, Cơ Tu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều luôn gắn bó, gần gũi, đoàn kết trong xu thế xích lại gần nhau. Đặc biệt, mối quan hệ tốt đẹp đó đã được thử thách và tăng cường qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Như vậy, chính yếu tố kinh tế cũng như vận mệnh lịch sử đã dẫn đến mối quan hệ gắn bó anh em của các dân tộc trong tỉnh. Thêm vào đó, các cư dân này lại tồn tại và phát triển trên một vùng đất có sự chà xát, tàn phá dữ dội của các cuộc chiến tranh. Chiến tranh làm cho con người chia lìa, nhưng chiến tranh cũng làm cho con người sát cánh lại với nhau. Ý thức tộc người và ý thức quốc gia dân tộc đã cố kết, gắn bó con người lại thành một khối. Cái riêng tộc người và cái chung đất nước được hun đúc, hoà nhập. Mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa các dân tộc Kinh, Hoa, Cơ Tu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều hiện nay đang được đẩy mạnh và mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới tác động của những nhân tố mới, các dân tộc ở Thừa Thiên Huế đang ngày một hiểu biết nhau, xích lại gần nhau trong xu thế thống nhất.
2. Hành chính:
Từ năm 1307 khi nhà Trần thành lập châu Hoá đến nay, lãnh thổ và địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều lần thay đối. Điều đó phản ánh vị trí chính trị quan trọng và sự phát triển kinh tế - xã hội cùa Thừa Thiên Huế qua các giai đoạn lịch sử dân tộc.
Châu Hoá dưới thời Trần (thế kỷ XIV) có các huyện Lợi Bồng, Thế Vinh, Tư Dung, Sạ Lệnh, Bồ Đài. Bồ Lãng. Sang thời Lê sơ (thế kỷ XV) có 3 huyện: huyện Đan Điền có 60 xã, 14 thôn, 4 sách, 1 nguyên; huyện Kim Trà có 20 xã, 20 thôn, 3 nguyên; huyện Tư Vinh có 69 xã, 4 sách, 1 thôn. Thời Mạc (nửa đầu thế kỷ XVI), Thừa Thiên Huế vẫn gồm 3 huyện: Đan Điền có 52 xã, Kim Trà có 60 xã, Tư Vinh có 67 xã.
Dưới thời các chúa Nguyễn (theo sách Phủ biên tạp lục, viết năm 1776) Thừa Thiên Huế có 3 huyện:
- Huyện Quảng Điền có 8 tổng (gồm Hoa Lang, Phò Lê, An Thành, Hạ Lang, Đông Lâm, Phước Yên, Phò Ninh, Phú Ốc), với 88 đơn vị xã, thôn, phường.
- Huyện Hương Trà có 9 tổng (gồm An Ninh, Phú Xuân, Vĩnh Xương, Phò Trạch, An Hoà, Vĩ Dã, Kim Long, An Vân, Kế Thực), với 113 đơn vị xã, thôn, phường, giáp, sách, châu, ấp.
- Huyện Phú Vang có 6 tổng (gồm Mậu Tài, Dương Nỗ, Đường Pha, Dã Lê, Sư Lỗ, Diêm Trường), với 149 đơn vị xã, thôn, phường, sách.
Dưới triều Nguyễn (thế kỷ XIX), lúc đầu đất Thừa Thiên Huế được gọi là dinh Quảng Đức, năm 1822 dổi thành phủ Thừa Thiên. Đến 1831 - 1832. các dinh, trấn trong cả nước đều được đổi thành tỉnh; riêng phủ Thừa Thiên lúc đó vẫn giữ nguyên, có 6 huyện là Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phong Điền, Hương Thuỷ, Phú Lộc. Vào cuối thế ký XIX, dưới thời vua Đồng Khánh (1886 - 1888) Thừa Thiên Huế có 6 huyện bao gồm 31 tổng, 434 đơn vị xã, thôn, phường, ấp, giáp.
Năm 1899, dưới triều vua Thành Thái có thêm thị xã Huế được thành lập. Sau nhiều lần mở rộng địa giới, năm 1921 thị xã Huế có 9 phường. Đến năm 1929, thị xã Huế được nâng cấp lên thành phố, chia thành 11 đơn vị hành chính cấp phường.
Trong thời chống Pháp, năm 1950 Thừa Thiên Huế có 6 huyện (gồm 31 tổng, 453 làng, thôn, phường ấp, vạn, sách) và 1 thị xã.
Thời chống Mỹ, năm 1958 tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 quận và 1 thị xã, gồm các quận Phong Điền, Quảng Điền, Hương Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc, Vinh Lộc, Nam Hoà và thị xã Huế.
Sau ngày giải phóng quê hương 1975, tỉnh Thừa Thiên Huế có 7 huyện và 1 thành phố, gồm các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc, A Lưới và thành phố Huế.
Từ 1-5-1976, 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và đặc khu Vĩnh Linh hợp nhất tỉnh lấy tên là Bình Trị Thiên, tỉnh lỵ là thành phố Huế. Trên đất Thừa Thiên Huế có các đơn vị hành chính là thành phố Huế và 4 huyện Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc và A Lưới.
Ngày 30-6-1989, theo Nghị quyết trong kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khoá VIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bình Trị Thiên lại tách làm 3 tỉnh như cũ; tỉnh Thừa Thiên Huế được tái lập.
Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế chia làm 9 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 6 huyện đồng bằng và 2 huyện miền núi. Số đơn vị hành chính cấp phường xã gồm 9 thị trấn, 20 phường, 122 xã. Các đô thị ở Thừa Thiên Huế gồm 1 thành phố cấp II là Huế; 9 thị trấn ở các huyện là Phong Thu (Phong Điền), Sịa (Quảng Điền), Tứ Hạ (Hương Trà), Thuận An (Phú Vang), Phú Bài (Hương Thuỷ), Phú Lộc và Lăng Cô (Phú Lộc), Khe Tre (Nam Đông), A Lưới (A Lưới). Dựa trên số liệu thông kê năm 2002 có bổ sung, diện tích và dân cư các đơn vị hành chính như sau:
III. TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ 1. Vị thế lịch sử:
Từ thế kỷ XIV cho đến thế kỷ thứ XVI, vùng đất Thừa Thiên Huế chỉ là đơn vị hành chính của một châu (châu Hoá) như các địa phương khác. Nhưng đến những thế kỷ XVII - XIX, Thừa Thiên Huế mới phát huy lợi thế chính trị ở tầm cao nhất cùa đất nước: là thủ phủ của đất Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn (1626 - 1775), và là kinh đô dưới hai triều đại Tây Sơn và Nguyễn (1788 - 1945). Thừa Thiên Huế vào những thế kỷ đó là đất của vua chúa, quan chức; là nơi hội tụ nhiều nhân tài, quý tộc trong cả nước. Từ năm 1945 - 1975, Thừa Thiên Huế vẫn giữ một vị trí quan trọng đối với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Từ năm 1976 - 1989, Huế là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Trị Thiên hợp nhất.
Ngày nay, Thừa Thiên Huế mang trong mình những giá trị đặc trưng văn hoá dân tộc, gồm văn hoá vật thể (Cố đô Huế) và phi vật thể (Nhã nhạc cung đình). Tất cả đều là sản phẩm một thời của trung tâm chính trị của cả nước, được UNESCO công nhận là hai di sản văn hoá thế giới (1993, 2003).
2. Truyền thống chống giặc ngoại xâm:
Cuộc kháng chiến chống giặc Minh đầu thế kỷ XV có thể được xem là khởi đầu của truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân Thừa Thiên Huế. Vào thuở đó, sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã thực hiện chính sách cai trị trên toàn cõi nước ta. Thế nhưng ở Hoá châu, Đặng Tất đã tổ chức lực lượng khởi nghĩa giải phóng quê hương, tiến ra Nghệ An hợp với quân Trần Ngỗi đánh thắng trận Bô Cô (Nam Định), chuẩn bị kế hoạch giải phóng Thăng Long để đuổi quân Minh ra khỏi đất nước. Nhưng vì tính khí hẹp hòi của Trần Ngỗi. Đặng Tất bị giết hại, nghĩa quân phái lùi về cố thủ Hoá châu. Đặng Dung (con của Đặng Tất) tiếp tục sự nghiệp cua cha, tổ chức phục binh, suýt giết được tướng giặc là Trương Phụ ở sông Ái Tử (Quảng Trị).
Do vị thế quan trọng của vùng đất Hoá châu trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh như vậy, nên tướng giặc Mộc Thạnh đã từng thề thốt: "Ta sống cũng vì Hoá châu, ta chết cùng vì Hoá châu. Chưa lấy được Hoá châu, ta còn mặt mùi nào trông thấy chúa thượng nữa".
Sau ngày đánh đuổi quân Minh, giải phóng đất Thuận Hoá, Lê Lợi cũng đã đánh giá: "Hoá châu là đất lòng dạ của ta, lấy được Hoá châu ta không còn mối lo ở bên trong nữa". Đó là trang chiến công oanh liệt mở đầu cho truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân Thuận Hoá.
Trong cuộc kháng chiến chống giặc Thanh vào cuối thế kỷ XVIII, khi vua Càn Long sai tướng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân sang đánh chiếm nước ta, Phú Xuân là trung tâm lãnh đạo cuộc kháng chiến, là kinh đô dưới triều vua Quang Trung. Chúng đánh chiếm Thăng Long trước Tết Kỷ Dậu (1789), và có kế hoạch ngày mồng 6 Tết âm lịch đánh vào Phú Xuân. Nhưng vua Quang Trung đã chủ động đưa quân ra Thăng Long với kế hoạch hành quân thần tốc, táo bạo, bí mật, bất ngờ, nên đã đánh bại quân Thanh vào ngày mồng 5 Tết.
Trong chiến thắng oanh liệt này, Huế không chỉ với vị thế là nơi đặt bộ chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến, nơi chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc chiến tranh; mà còn là nơi đóng góp nhân lực, vật lực lớn cho cuộc kháng chiến. Nhân dân Thuận Hoá lúc bấy giờ đều tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Tuổi quân ở đây được tuyển từ 12 tuổi và trở thành lực lượng quan trọng trong cuộc chiến tranh vệ quốc hồi bấy giờ.
Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân Thừa Thiên Huế càng được phát huy cao độ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dưới sự lãnh đạo cúa Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Thừa Thiên Huế đã không tiếc xương máu, của cải, dũng cảm chiến đấu, hy sinh làm nên những chiến công kỳ diệu, góp phần đánh bại hai đế quốc có tiềm lực kinh tế và quân sự hàng đầu của thế kỷ XX.