I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG NGÀNH
Sau hơn 13 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Thừa Thiên Huế đã vượt qua muôn vàn khó khăn và thách thức, từng bước đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên địa bàn tỉnh đạt được những thành tựu đáng kể.
Bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo, để có điều kiện phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi tỉnh, ngày 07-4-1989 Hội nghị Tỉnh ủy Bình Trị Thiên lần thứ 10 đã nhất trí kiến nghị Trung ương Đảng cho tổ chức lại tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tại kỳ họp thứ 16 ngày 08-4-1989, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa III, nhiệm kỳ 1985 - 1989, thể theo nguyện vọng của nhân dân đã đề nghị Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho chia lại tỉnh Bình Trị Thiên.
Ngày 14-4-1989, Bộ Chính trị có Quyết định số 87/QĐ/TƯ; và đến ngày 30-6-1989, kỳ họp thứ 5 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII đã thông qua, tỉnh Bình Trị Thiên được tách thành ba tỉnh mới Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên cũng được chia tách thành ba Viện kiểm sát cấp tỉnh. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế được tái thành lập theo Quyết định số 84/QĐ-TC ngày 04-7-1989 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với số cán bộ, kiểm sát viên là 58 người. Đồng chí Trần Viết Hường, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế (theo Quyết định số 662/QĐ-TC ngày 04-7-1989 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Đồng chí Lương Á Châu là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế (theo Quyết định số 668/QĐ-TC ngày 05-7-1989 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao).
Ngày 14-7-1989, theo Quyết định số 96/QĐ-TC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế được thành lập gồm các đồng chí sau:
1. Trần Viết Hường - Viện trưởng
2. Lương Á Châu - Phó Viện trưởng
3. Lại Thế Nam – Trưởng phòng
4. Hồ Văn Ninh - Trưởng phòng
5. Hoàng Minh Đức - Trưởng phòng
Đến cuối năm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế có 66 cán bộ viên chức, trong đó cấp tỉnh có 31 cán bộ. Viện được tổ chức thành 5 phòng và 5 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, thành phố trực thuộc, bao gồm:
• Phòng kiểm sát việc tuân theo pháp luật- khiếu tố: có 5 cán bộ, kiểm sát viên, do đồng chí Hồ Văn Ninh làm trưởng phòng.
• Phòng kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự: có 7 cán bộ, kiểm sát viên, do đồng chí Lại Thế Nam làm trưởng phòng.
• Phòng kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hình sự, thi hành án và giam giữ cải tạo: có 4 cán bộ, kiểm sát viên, do đồng chí Hoàng Minh Đức làm trưởng phòng.
• Phòng kiểm sát xét xử dân sự: có 3 cán bộ, kiểm sát viên, do đồng chí Hồ Phù làm trưởng phòng.
• Văn phòng tổng hợp - tổ chức cán bộ: có 10 cán bộ, kiểm sát viên, do đồng chí Phạm Đình Hưng, phó văn phòng phụ trách.
Cấp huyện và thành phố có 35 cán bộ, kiểm sát viên được phân bố như sau:
• Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế có 13 cán bộ, kiểm sát viên, đồng chí Tạ Quang Tịnh giữ chức vụ Viện trưởng, hai đồng chí Trần Lý Thảo và Nguyễn Trọng Phúc giữ chức vụ Phó Viện trưởng.
• Viện kiểm sát nhân dân huyện Hương Phú có 8 cán bộ, kiểm sát viên, đồng chí Hoàng Trọng Khảm giữ chức vụ Viện trưởng và đồng chí Hoàng Anh Dũng giữ chức vụ Phó Viện trưởng.
• Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Lộc có 6 cán bộ, kiểm sát viên, đồng chí Trần Văn A giữ chức vụ Viện trưởng.
• Viện kiểm sát nhân dân huyện Hương Điền có 5 cán bộ, kiểm sát viên, đồng chí Hoàng Tín Ngưỡng giữ chức vụ Viện trưởng và đồng chí Phạm Minh Ngọc giữ chức vụ Phó Viện trưởng.
• Viện kiểm sát nhân dân huyện A Lưới có 3 cán bộ, kiểm sát viên, đồng chí Hồ Pưn giữ chức vụ Viện trưởng (Xem sơ đồ tổ chức bộ máy Viện Kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế năm 1989).
Đầu năm 1990, trụ sở làm việc của Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế được chuyển về số 04 Lê Quý Đôn, phường Phú Hội, thành phố Huế. Trong năm này, công tác xây đựng bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng đã được Viện kiểm sát nhân dân Thùa Thiên Huế coi là nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Từ việc sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp với công việc, khả năng của từng người, đến việc lập quy hoạch, đề bạt cán bộ... đều được chú trọng. Đây cũng là năm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện Nghị quyết số 345/HĐBT ngày 29-9-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc chia lại địa giới hành chính cấp huyện. Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế thành lập thêm bốn Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc theo địa giới hành chính mới, nhưng vẫn giữ nguyên 5 phòng nghiệp vụ tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Về tổ chức, ngày 01-8-1990 Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm thêm đồng chí Lại Thế Nam làm Phó Viện trưởng tỉnh, đồng chí Trần Ngọc Bình được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh văn phòng. Có 9 Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện và thành phố trực thuộc, đó là:
• Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế do đồng chí Tạ Quang Tịnh làm Viện trưởng và đồng chí Trần Lý Thảo làm Phó Viện trưởng.
• Viện kiểm sát nhân dân huyện Hương Thủy do đồng chí Hoàng Trọng Khảm làm Viện trưởng và đồng chí Hoàng Anh Dũng làm Phó Viện trưởng.
• Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Vang do đồng chí Nguyễn Trọng Phúc làm Viện trưởng.
• Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Lộc do đồng chí Trần Văn A làm Viện trưởng và đồng chí Nguyễn Vĩnh làm Phó Viện trưởng.
• Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phong Điền do đồng chí Lê Khắc Thắng làm Viện trưởng.
• Viện Kiểm sát nhân dân huyện Quảng Điền đo đồng chí Trần Đình Trung làm Viện trưởng.
• Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hương Trà do đồng chí Lê Quang Huy làm Viện trưởng và đồng chí Trần Xuân Dũng làm Phó Viện trưởng.
• Viện Kiểm sát nhân dân huyện A Lưới do đồng chí Hồ Pưn làm Viện trưởng.
• Viện Kiểm sát nhân dân huyện Nam Đông do đồng chí Đoàn Quỳnh, kiểm sát viên sơ cấp phụ trách.
Năm 1991, dưới sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thường vụ Tỉnh uỷ, Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế tiếp tục sắp xếp và ổn định tổ chức, kiện toàn bộ máy; bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ đã công tác lâu năm trong ngành; tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ đại học pháp lý và cao đẳng kiểm sát cho Viện kiểm sát hai cấp, mạnh dạn cân nhắc đề bạt cán bộ trẻ, cán bộ nữ thực sự có năng lực, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công cuộc đổi mới. Đồng thời, để tạo điều kiện cho các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh nắm bắt kịp thời tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, tăng cường mối quan hệ với các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và thành phố; phòng kiểm sát điều tra - xét xử sơ thẩm án hình sự được tách ra làm hai phòng, đó là phòng kiểm sát điều tra, xét xử sơ thẩm án trị an, an ninh do đồng chí Trần Đình Châu làm quyền trưởng phòng, và phòng kiềm sát điều tra, xét xử sơ thẩm án kinh tế do đồng chí Hoàng Trọng Khảm làm trưởng phòng.
Về công tác tổ chức cán bộ, ngay từ sau khi chia tách Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên để tái lập lại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị... đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên thiếu hụt một cách nghiêm trọng. Lực lượng cán bộ ở nhiều Viện kiểm sát nhân dân thành phố, cấp huyện, như Hương Điền, A Lưới thiếu hơn 50%. Trước tình hình đó, lãnh đạo Viện đã phối hợp với cấp uỷ, công đoàn cơ quan tập trung lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng, nhanh chóng ổn định tổ chức, kịp thời lập dự án- về điều chỉnh và bổ sung biên chế, sắp xếp, kiện toàn bộ máy, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ.
Tháng 11-1991, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cử đồng chí Hoàng Trọng Khảm và đồng chí Trần Ngọc Bình tham gia Uỷ ban Kiểm sát. Như vậy, Uỷ ban Kiểm sát gồm 7 đồng chí là:
1. Trần Viết Hường - Viện trưởng
2. Lương Á Châu - Phó Viện trưởng
3. Lại Thế Nam - Phó Viện trướng
4. Hoàng Trọng Khảm - Trưởng phòng
5. Hồ Văn Ninh - Trưởng phòng
6. Hoàng Minh Đức - Trưởng phòng
7. Trần Ngọc Bình - Chánh văn phòng
Trong lúc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đang tập trung khắc phục tình hình thiếu hụt cán bộ, tiếp tục bổ sung lực lượng cho những đơn vị thiếu biên chế, thì thực hiện Quyết định số 345/HDBT ngày 29-9- 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân lại địa giới hành chính cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh lập thêm 4 Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện. Tình hình đó càng làm cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên thiếu hụt nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, để bổ sung kịp thời lực lượng cán bộ, kiểm sát viên cho ngành, Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã tuyển chọn thêm 16 cán bộ, trong đó 8 người có trình độ đại học, 6 người có trình độ cao đẳng kiểm sát và 2 người có trình độ trung cấp kế toán. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cũng đã đề nghị và được Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm 3 kiểm sát viên sơ cấp, 4 kiểm sát viên trung cấp, 4 viện trưởng và 2 phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, 1 phó phòng nghiệp vụ, 1 chánh văn phòng và 1 phó viện trưởng nhân dân cấp tỉnh. Phần lớn lực lượng cán bộ được tiếp nhận và đề bạt trong năm 1990 đều có trình độ đại học, cao đẳng trở lên. Việc bố trí lực lượng ở Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và thành phố, nhất là lực lượng cán bộ chủ chốt đã được chú trọng; hầu hết đều có trình độ và kinh nghiệm trong công tác.
Từ năm 1991 trở đi, thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm hằng năm về công tác tổ chức của Vụ tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, 6 (lần 2), 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII... Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế ngoài việc kiện toàn bộ máy, đổi mới tổ chức và hoạt động, xây dựng ngành kiểm sát nhân dân trong sạch vững mạnh, xây dựng quy chế làm việc của Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Uỷ ban Kiểm sát, Ban cán sự Đảng, quy chế làm việc của các phòng, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và thành phố, sắp xếp, bổ sung đội ngũ lãnh đạo chủ chốt... đã tăng cường đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên cho Viện kiểm sát nhân dân hai cấp. Trong 10 năm (1991 - 2000), Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã tuyển dụng 81 cán bộ, trong đó 51 người có trình độ đại học pháp lý và cao đẳng kiểm sát, chiếm tỷ lệ 63%. Đề nghị và được Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm 62 kiểm sát viên hai cấp, 15 trưởng, phó phòng nghiệp vụ, 21 viện trưởng và viện phó Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, thành phố
Để tăng cường cho bộ máy lãnh đạo cấp tỉnh, ngoài việc từng bước hoàn thiện các phòng nghiệp vụ, đồng chí Hoàng Trọng Khảm- Trưởng phòng kiểm sát điều tra, xét xử sơ thẩm án kinh tế, được Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định số 450/QĐ-TC ngày 20-7-1992 bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng. Năm 1994, đồng chí Trần Viết Hường và Lương Á Châu nghỉ hưu, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định số 01/QĐ-TC ngày 03-01-1994 bổ nhiệm đồng chí Hoàng Trọng Khảm, Phó Viện trưởng giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng chí Hồ Văn Ninh được bổ nhiệm giữ chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh theo Quyết định số 02/QĐ-TC ngày 03-01-1994.
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng và về công tác tổ chức cán bộ; kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng; phối hợp với các ban của Đảng, với Đảng uỷ Dân Chính Đảng, các Huyện uỷ, Thành uỷ để xây dựng Đảng bộ, Chi bộ cơ quan và các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch vững mạnh; Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số 391/QĐ-TV ngày 22- 4-1994 thành lập Ban Cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế và cử đồng chí Hoàng Trọng Khảm làm Bí thư, các uỷ viên là đồng chí Lại Thế Nam - Phó Viện trưởng, đồng chí Hồ Văn Ninh - Phó Viện trưởng, đồng chí Hoàng Minh Đức - Trưởng phòng, đồng chí Trần Đại Quang - Kiểm sát viên phụ trách phòng Tổ chức cán bộ.
Trong năm 1994, nhằm hoàn thiện công tác nghiệp vụ, Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế thành lập thêm một phòng mới, đó là phòng Kiểm sát xét xử hình sự do đồng chí Trần Đình Châu làm Trưởng phòng, nâng số phòng nghiệp vụ trực thuộc Viện lên 7 phòng.
Đến năm 1996, tổ chức bộ máy ở cấp tỉnh được củng cố, từng bước kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cùng với việc bố trí, sắp xếp, điều chỉnh lại đội ngũ cán bộ, Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế thành lập thêm hai phòng nghiệp vụ mới, đó là Phòng tổ chức cán bộ do đồng chí Trần Đại Quang làm Trưởng phòng và Phòng kiểm sát khiếu tố do đồng chí Lê Quang Huy làm Trưởng phòng, nâng số phòng nghiệp vụ trực thuộc viện lên 9 phòng.
Uỷ ban Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế cũng có sự điều chỉnh, với Quyết định số 06/QĐ-V9 ngày 24-4-1997 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc cử bổ sung đồng chí Phạm Đình Hưng, Chánh Văn phòng vào Uỷ ban Kiểm sát thay thế đồng chí Trần Ngọc Bình.
Đầu năm 2000, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tập trung rà soát, sắp xếp lại đội ngũ, kiểm sát viên giữa các phòng, tăng cường củng cố các phòng nghiệp vụ, đặc biệt là đối với các bộ phận làm công tác hình sự; tham mưu cho lãnh đạo công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đối với cấp huyện, giúp cấp huyện giải quyết nhũng vướng mắc trong các khâu công tác kiểm sát, góp phần hạn chế những sai sót trong chuyên môn. Cơ cấu bộ máy Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh có 9 phòng nghiệp vụ và 9 đơn vị Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, thành phố trực thuộc. Đồng chí Lại Thế Nam được điều động nhận công tác tại Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm III Đà Nẵng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định số 04/QĐ-TC ngày 10-7-2000 bổ nhiệm đồng chí Hoàng Minh Đức giữ chức vụ Phó Viện trưởng. Các đồng chí Hoàng Anh Dũng, Lê Quang Huy, Trần Đình Châu được Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định số 300/QĐ-TC ngày 31-5-2000 cử tham gia vào Ủy ban Kiểm sát tỉnh.
Như vậy, bộ máy hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế được quản lý theo 3 khối do 3 đồng chí lãnh đạo của Viện phụ trách; đó là khối Kiểm sát hình sự, khối Kiểm sát tuân theo pháp luật, dân sự - khiếu tố và Khối văn phòng tổng hợp - tổ chức cán bộ.
Bước sang 5 năm đầu của thế kỷ XXI (2001- 2005), quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Chỉ thị số 53/BCT của Bộ Chính trị về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp năm 2000, Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về công tác tổ chức cán bộ số 2 ngày 2-2- 2001 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hướng dẫn số 03/VKSNDTC-TCCB của Vụ tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao về nhiệm vụ trọng tâm của công tác tổ chức cán bộ năm 2002, Công văn số 3322/VKSNDTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo Nghị quyết của Quốc hội khóa X; Viện kiềm sát nhân dân Thừa Thiên Huế tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp bố trí lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Cơ cấu bộ máy vẫn giữ 9 phòng nghiệp vụ, nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện đã kiện toàn và tăng cường cán bộ lãnh đạo, kiểm sát viên cho các khâu công tác kiểm sát hình sự và các khâu công tác khác để thực hiện tốt quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Năm 2002, thực hiện Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã đươc sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội khóa X Kỳ họp thứ 10 qui định về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân - tại điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân qui định Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo qui định của Hiến pháp và pháp luật - Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định giải thể Phòng kiểm sát việc tuân theo pháp luật; tách Phòng kiểm sát giam giữ, cải tạo, thi hành án thành hai phòng, đó là Phòng kiểm sát thi hành án do đồng chí Lê Thị Ái - nguyên Trưởng phòng kiểm sát tuân theo pháp luật, giữ chức vụ Trưởng phòng, và Phòng kiểm sát giam giữ, cải tạo do đồng chí Lê Quốc Chiến làm Trưởng phòng. Tách bộ phận kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và phá sản doanh nghiệp khiếu tố thành Phòng kiểm sát xét khiếu tố và Phòng kiểm sát xét xử dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và phá sản doanh nghiệp, nhằm tạo điểu kiện cho Phòng kiểm sát xét khiếu tố tập trung vào công việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và tiếp nhận các tin báo, tố giác tội phạm do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến. Đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã sắp xếp bố trí 18 cán bộ đang phụ trách công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật sang bổ sung cho các khâu công tác khác, trong đó chú trọng tăng cường cho công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự, dân sự và kiểm sát thi hành án. Sau khi ổn định tổ chức bộ máy, các phòng nghiệp vụ đã đi vào hoạt động nề nếp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công tác được giao, không có đơn vị nào hoạt động yếu kém.
Sang năm 2003, thực hiện hướng dẫn số 45/HD-TCCB của Vụ tổ chức cán bộ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao về nhiệm vụ trọng tâm của công tác tổ chức cán bộ năm 2003, Quyết định số 120/2003/QĐ-VTC ngày 9-4-2003 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về cơ cấu bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc triển khai thông khâu trong công tác giải quyết các vụ án hình sự; Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng triển khai tổ chức lại bộ máy, sáp nhập Phòng tổ chức cán bộ và Phòng kiểm sát khiếu tố thành Phòng tổ chức cán bộ - khiếu tố, sáp nhập Phòng kiểm sát điều tra – kiểm sát xét xử sơ thẩm án trị an - an ninh và Phòng kiểm sát điều tra – kiểm sát xét xử sơ thẩm án kinh tế thành Phòng thực hành quyền công tố - kiểm sát điều tra - xét xử sơ thấm án hình sự. Như vậy, số phòng nghiệp vụ trực thuộc từ 9 phòng năm 2002 xuống còn 7 phòng.
Năm 2004, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đồi, Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi; sắp xếp, tăng cường cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt nhằm nâng cao trách nhiệm và chất lượng trong việc thi hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo yêu cầu mới; từng bước thực hiện có hiệu quả việc tăng thẩm quyền giám sát xét xử đối với cấp huyện. Đến năm 2005, hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế về cơ bản đã hoàn chỉnh.
Cấp tỉnh, lãnh đạo Viện gồm có 3 đồng chí: đồng chí Hoàng Trọng Khảm giữ chức Viện trưởng, 2 đồng chí Hồ Văn Ninh và Hoàng Minh Đức giữ chức Phó Viện trưởng.
Uỷ ban Kiểm sát gồm 7 đồng chí là Hoàng Trọng Khảm, Hồ Văn Ninh, Hoàng Minh Đức, Trần Đình Châu, Hoàng Anh Dũng, Phạm Đình Hưng và Lê Quang Huy.
Có 7 phòng nghiệp vụ trực thuộc Viện, đó là :
• Phòng tổ chức cán bộ - khiếu tố, có 5 cán bộ kiểm sát viên, do đồng chí Vô Tần làm Trưởng phòng và đồng chí Trần Đại Quang làm Phó Trưởng phòng.
• Phòng kiểm sát điều tra - thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự: có 10 cán bộ, kiểm sát viên, do đồng chí Trần Đình Châu làm Trưởng phòng và đồng chí Lê Quang Huy làm Phó Trưởng phòng.
• Phòng kiểm sát điều tra-thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm - giám đốc thẩm - tái thẩm hình sự: có 6 cán bộ, kiểm sát viên, do đồng chỉ Hoàng Anh Dũng làm Trường phòng.
• Phòng kiểm sát xét xử dân sự, hành chính, lao động, phá sản doanh nghiệp: có 5 cán bộ, kiểm sát viên do đồng chí Nguyễn Thị Ánh Tuyết làm Trưởng phòng.
• Văn phòng tổng hợp: có 11 cán bộ, kiểm sát viên, do đồng chí Phạm Đình Hưng giữ chúc vụ Chánh văn phòng, đồng chí Trương Đình Tờ làm Phó chánh văn phòng.
• Phòng kiềm sát thi hành án: có 3 cán bộ, kiểm sát viên, do đồng chí Lê Thị Ái làm trưởng phòng.
• Phòng kiểm sát giam giữ cải tạo: có 3 cán bộ, kiểm sát viên, do đồng chí Lê Quốc Chiến làm Trưởng phòng.
Có 9 đơn vị viện kiểm sát nhân dân huyện và thành phố trực thuộc, đó là:
• Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Huế, do đồng chí Trần Lý Thảo làm Viện trưởng và 3 đồng chí Hoàng Thị Như Ân, Hoàng Thị Thủy, Đoàn Văn Năm giữ chức Phó Viện trưởng.
• Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hương Thuỷ do đồng chí Nguyễn Văn Vinh làm Viện trưởng và hai đồng chí Trương Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thanh Hải làm Phó Viện trưởng.
• Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phú Vang, do đồng chí Lại Đình Hùng làm Viện trưởng và hai đồng chí Lê Đức Khanh, Dương Tử Giang làm Phó Viện trưởng.
• Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phú Lộc, do đồng chí Trần Văn A làm Viện trưởng và 2 đồng chí Đoàn Quỳnh, Nguyễn Nam Anh làm Phó Viện trưởng.
• Viện Kiểm sát nhân dân huyện Phong Điền, do đồng chí Lê Khắc Thắng làm Viện trưởng và đồng chí Đoàn Văn Sinh làm Phó Viện trưởng.
• Viện Kiểm sát nhân dân huyện Quảng Điền, do đồng chí Phùng Hữu Thành làm Viện trưởng, 2 đồng chí Nguyễn Đình Đồng, Lê Văn Bình làm Phó Viện trưởng.
• Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hương Trà, do đồng chí Tạ Quang Chiến làm Viện trưởng và đồng chí Nguyễn Hải Nam làm Phó Viện trưởng.
• Viện Kiểm sát nhân dân huyện A Lưới, do đồng chí Đinh Văn Bảo làm Viện trưởng và đồng chí Lê Hồng Khanh làm Phó Viện trưởng.
• Viện Kiểm sát nhân dân huyện Nam Đông, do đồng chí Bùi Văn Thỉ, Phó Viện trưởng phụ trách.
Gắn liền với công tác tuyển dụng cán bộ để bổ sung lực lượng, kiện toàn hệ thống tổ chức; việc chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên được quan tâm thường xuyên. Hằng năm, mặc dù khối lượng công việc lớn, trong lúc tình hình lực lượng cán bộ, kiểm sát viên thiếu, nhưng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã cử lực lượng cán bộ theo học các lớp đào tạo nghiệp vụ. Trong vòng 10 năm (1991 - 2000), đã có 134 lượt cán bộ theo học các lớp đại học pháp lý và trung cấp, từng bước chuẩn hóa đội ngũ. Năm 1989, trong tổng số 66 cán bộ thì mới có 18 người có trình độ đại học pháp lý và cao đẳng kiểm sát, chiếm 27% và 43 kiểm sát viên; nhưng đến 1992 số người có trình độ đại học và cao đẳng kiểm sát đã tăng lên 33, chiếm gần 34,4% và 50 kiểm sát viên. Năm 1998 cán bộ của ngành đã có 93 người có trình độ đại học pháp lý, cao đẳng kiểm sát, chiếm trên 73,2% và có tới 66 kiểm sát viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới.
Năm 2001 - năm bản lề của thiên niên kỷ mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, hướng dẫn hằng năm của Vụ tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác tổ chức cán bộ, đặc biệt là Hướng dẫn số 17/HD-TCTƯ ngày 23- 4-2003 của Ban tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã xây dựng xong quy hoạch, báo cáo với Thường vụ Tỉnh uỷ và Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt. Ban cán sự Đảng cùng với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục bổ sung quy hoạch, tiếp nhận và đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt hai cấp, xác định đó là việc làm thường xuyên của ngành.
Trong 5 năm (2001 - 2005), Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã đề nghị và được Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm 2 trưởng, phó phòng nghiệp vụ, 30 kiểm sát viên, từng bước đưa cơ cấu kiểm sát viên trong toàn ngành ngày càng được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng được kiện toàn, năm 2004 Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã bổ nhiệm 6 Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các huyện Phong Điền, A Lưới, Phú Vang, Quảng Điền, Hương Thủy, thành phố Huế. Cho đến nay đã có 100% cán bộ lãnh đạo chủ chốt đã tốt nghiệp đại học luật, cao đẳng kiểm sát; tiếp nhận 18 cán bộ vào công tác trong ngành, hầu hết đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng kiểm sát; tiếp tục cử cán bộ theo học các lớp nghiệp vụ của ngành. Đặc biệt, năm 2003 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã phối hợp với Khoa Luật, trường Đại học Khoa học - Đại học Huế tổ chức lớp hoàn chỉnh chương trình cử nhân luật cho 49 đồng chí đã tốt nghiệp cao đẳng kiểm sát; nhờ vậy mà trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ không ngừng được nâng cao. Năm 2001 tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng kiểm sát là 86,6%; năm 2003 là 91%; và đến năm 2005 tăng lên 92,3%.
Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế rất coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Hàng năm, thông qua các cuộc họp cơ quan, sinh hoạt chính trị của các tổ chức quần chúng, lãnh đạo Viện đã quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước và đường lối đổi mới của Đảng, củng cố lòng tin của cán bộ, kiểm sát viên đối với sự lãnh đạo của Đảng và truyền thống của ngành kiểm sát nhân dân. Chính vì vậy, hầu hết lực lượng cán bộ, kiểm sát viên trong ngành đều giữ vững phẩm chất chính trị, tin tưởng và trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, chấp hành nghiêm túc năm đức tính của Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy cán bộ kiểm sát là “công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn". Từ năm 1991, thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TW và Nghị quyết 114/TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đấu tranh chống tham nhũng, chống buôn lậu, chống lãng phí, Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển khai quán triệt, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của cá nhân và đơn vị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng địa phương một cách nghiêm túc, làm trong sạch nội bộ và chưa có trường hợp nào vi phạm. Việc thực hiện quy chế dân chủ được ban hành kèm theo Quyết định số 71/QĐ-VT ngày 21-11-1998 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hằng năm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan tổ chức hội nghị cán bộ - công chức để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan. Lãnh đạo Viện nêu rõ những việc lãnh đạo cơ quan có trách nhiệm báo cáo công khai cho Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố và cán bộ - công chức biết để thực hiện quyền giám sát, kiểm tra; tạo ra không khí cởi mở, dân chủ nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, kỷ luật nghiệp vụ, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phát triển và sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Cùng với sự phát triển của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, vai trò lãnh đạo trực tiếp của Đảng là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động của ngành Kiểm sát. Ngay từ năm 1989 khi Bình Trị Thiên tách ra thành 3 tỉnh, theo Quyết định số 01 ngày 30-6-1989 của Đảng uỷ Dân chính Đảng Bình Trị Thiên, Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên giải thể và thành lập ở mỗi Viện kiểm sát một chi bộ. Đến ngày 7-8-1989, Đảng uỷ Dân chính Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế có Quyết định số 35 về việc thành lập chi bộ cơ sở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trực thuộc Đảng bộ Dân chính Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế. Lúc bấy giờ chi bộ cơ sở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh có 14 đảng viên; Chi uỷ lâm thời gồm đồng chí Lại Thế Nam là Bí thư, đồng chí Hồ Văn Ninh và Trần Đại Quang là Chi uỷ viên.
Đến tháng 3-1991, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, Chi bộ tiến hành Đại hội vòng I, và đến tháng 3-1992 tiến hành Đại hội vòng II, đã bầu ra Ban Chấp hành Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tiên kể từ khi tách tỉnh, gồm:
- Đồng chí Lại Thế Nam: Bí thư
- Đồng chí Hồ Văn Ninh: Phó Bí thư
- Đồng chí Hoàng Trọng Khảm: Chi uỷ viên
- Đồng chí Hoàng Minh Đức: Chi uỷ viên
- Đồng chí Trần Đại Quang: Chi uỷ viên.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Đảng, Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã quán triệt đường lối, chính sách của Đảng để vận dụng một cách sắc bén và kịp thời trong hoạt động của mình, thực hiện tốt chức năng kiểm sát trong giai đoạn cách mạng mới.
Trong quá trình phát triển, chi bộ Đảng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh rất coi trọng việc nâng cao chất lượng lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của đơn vị; thường xuyên quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; mở rộng dân chủ, kết hợp với việc bồi dưỡng những quần chúng ưu tú để bổ sung cho hàng ngũ của Đảng. Nhờ vậy, số lượng và chất lượng đảng viên trong Chi bộ không ngừng tăng lên.
Ngày 18-01-1995 Thường vụ Đảng uỷ Dân Chính Đảng có quyết định số 35b/QĐ-ĐU về việc chuyển Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế thành Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế; tổng số đảng viên là 30 đồng chí. Tháng 11-1996 Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế tổ chức Đại hội lần thứ III (nhiệm kỳ 1996 - 1998), bầu ra Ban chấp hành Đảng uỷ gồm:
- Đồng chí Lại Thế Nam: Bí thư
- Đồng chí Hoàng Minh Đức: Phó Bí thư
- Đồng chí Trần Ngọc Bình: Đảng uỷ viên
- Đồng chí Trần Đại Quang: Đảng uỷ viên
- Đồng chí Lê Quang Huy: Đảng uỷ viên
- Đồng chí Hoàng Thị Như Ân: Đảng uỷ viên
Đến Đại hội Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế lần thứ VI vào tháng 5-2003, số lượng Đảng viên đã lên đến 38 đồng chí. Ban Chấp hành Đảng uỷ gồm có:
- Đồng chí Hồ Văn Ninh: Bí thư
- Đồng chí Hoàng Trọng Khảm: Phó Bí thư
- Đồng chí Phạm Đình Hưng: Đảng uỷ viên
- Đồng chí Trần Đình Châu: Đảng uỷ viên
- Đồng chí Trần Đại Quang: Đảng uỷ viên
- Đồng chí Hoàng Anh Dũng: Đảng uỷ viên
- Đồng chí Nguyễn Thị Ánh Tuyết: Đảng uỷ viên
Từ khi có Nghị quyết Trung ương VI (lần 2) “về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”, thực hiện cuộc vận động “xây dựng và chỉnh đốn Đảng”, Ban cán sự Đảng đã nghiêm túc kiểm điểm việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, kiểm điểm từng tập thể và đảng viên, tập trung trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống và tổ chức chỉ đạo điều hành. Nhờ vậy, Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế thực sự là hạt nhân lãnh đạo, tập hợp các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ... hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của đơn vị, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Với vai trò lãnh đạo của mình, Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh không ngừng lớn mạnh, đã được Đảng uỷ Dân chính Đảng công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh hơn 10 năm, các đoàn thể cũng được công nhận trong sạch vững mạnh.
II. TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VÀ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT
Thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII trong Kỳ họp thứ 4 thông qua, năm 1989 tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến tích Cực. Cơ chế quản lý kinh tế dần dần được thay đổi, tác động đến sự phát triển sức sản xuất, nhất là trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, khu vực kinh tế quốc doanh đã xuất hiện những đơn vị làm ăn khá; các hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng khó khăn, ách tắc; công tác quản lý, nhất là quản lý kinh tế còn bộc lộ nhiều sơ hở, yếu kém; đòi hỏi các cơ quan nội chính, trước hết là Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế tăng cường công tác kiểm sát lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ quyền dân chủ của công dân.
Trên lĩnh vực kinh tế, việc thực hiện luật đất đai và Nghị quyết 10 (khoán 10) của Bộ Chính trị đã mở ra hướng làm ăn mới ở nông thôn, vai trò kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp từng bước được tái khẳng định, quan hệ giữa nông dân với hợp tác xã đã có sự đổi mới về căn bản; từ sự phụ thuộc, ỷ lại hợp tác xã, hộ nông dân đã chuyển sang chủ động và bình đẳng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luật đất đai và khoán 10, qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã phát hiện ra các vi phạm như: tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể. Riêng huyện Hương Phú đã xẩy ra 14 trường hợp. Việc phân chia đất đai và giao khoán ruộng đất còn xẩy ra sự bất công và chưa hợp lý, nhất là trong việc đấu thầu, có nơi lợi dụng việc đấu thầu để lấy lại ruộng đất tốt của nông dân, như hợp tác xã Nam Sơn thuộc huyện Hương Điền. Các thành phần kinh tế nợ quá hạn đối với ngân hàng diễn ra phổ biến, riêng ở hai huyện Hương Phú và Hương Điền, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể nợ quá hạn đã lên đến 1 tỷ l52 triệu đồng. Một số công ty thương nghiệp như Công ty Thương nghiệp Phú Lộc, Hương Phú đã bị cá nhân chiếm dụng tới 600 triệu đồng không có khả năng hoàn trả. Trong 11 đơn vị thuộc 5 ngành: Ngoại thương, Thủy sản, Công nghiệp, Nông nghiệp và Lâm nghiệp, tổng số vốn chiếm dụng lên đến 551.526.048 đồng.
Điều đáng lưu ý là tội phạm về kinh tế như tham ô, trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, trốn lậu thuế, kinh doanh trái phép đã xẩy ra nhiều và tập trung ở những ngành kinh tế trọng điểm với nhiều thủ đoạn khác nhau. Toàn tỉnh trong năm 1989 đã xẩy ra 91 vụ xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, gây thiệt hại 103.375.115 đồng. Trong đó, kinh tế Nhà nước 62 vụ gây thiệt hại 81.527.870 đồng, kinh tế tập thể 29 vụ gây thiệt hại 21.847.245 đồng. Trong 91 vụ xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, thì địa bàn Huế có 51 vụ, Hương Điền 21 vụ, Hương Phú 13 vụ, Phú Lộc 3 vụ và A Lưới 3 vụ. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh cùng với các cơ quan tư pháp kết luận 37 vụ, thu hồi tài sản trị giá 21,5 triệu đồng.
Trên lĩnh vực an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, trong năm 1989 tình hình an ninh tiếp tục diễn biến không bình thường. Các thế lực phản động quốc tế và tay sai đã dùng mọi thủ đoạn như lợi dụng chính sách mở cửa, mở rộng kinh tế đối ngoại của ta, tham quan du lịch, Việt kiều về nước... để tìm cách xâm nhập vào Việt Nam nhằm thu thập tin tức tình báo, đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, tổ chức lực lượng chính trị phản động, kích động nhân dân gây bạo loạn và lật đổ chính quyền cách mạng. Các vụ vượt biên, vượt biển trốn đi nước ngoài vẫn còn xảy ra. Trong năm 1989 toàn tỉnh đã xẩy ra 72 vụ với 1.095 người. Tình hình trật tự trị an còn nhiều diễn biến phức tạp. Trong 9 tháng đầu năm 1989 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã thụ lý 61 vụ cố ý gây thương tích và 51 vụ gây rối trật tự công cộng. Ba tháng còn lại của quý IV năm 1989 đã xẩy ra 43 vụ cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng. Về phạm pháp hình sự, toàn tỉnh trong năm 1989 đã xẩy ra 554 vụ, trong đó có 27 vụ trọng án làm chết 7 người, bị thương 119 người, gây thiệt hại tài sản trị giá 361.139.000 đồng.
Thực hiện Chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng, các cấp, các ngành đã có nhiều biện pháp tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm về hình sự. Một số địa phương đã thành lập Hội đồng bảo vệ trật tự an toàn và ban hành quy định tạm thời về lề lối hoạt động của hội đồng, từng bước củng cố tình hình trị an ở địa phương. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cũng có kế hoạch triển khai cho các khâu nghiệp vụ và phối hợp với các ngành, nhất là Công an phục vụ tốt đợt truy quét tội phạm. Kết quả đã bắt giữ 297 đối tượng tội phạm các loại bao gồm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm hình sự.
Dựa vào chức năng, nhiệm vụ Luật sửa đổi bổ sung Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chỉ thị 135 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, căn cứ vào Chỉ thị 01 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kế hoạch 24/VP ngày 24-2-1989 của ngành, Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã phát huy hết khả năng của mình, bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa tại địa phương.
Trong điều kiện vừa mới tách tỉnh, lực lượng cán bộ của Viện mỏng, nhưng để phục vụ cho 3 chương trình kinh tế lớn của tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã tiến hành kiểm sát hai ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và ngân hàng. Qua kiểm sát tại chỗ Ngân hàng Công thương của tỉnh và Ngân hàng Phát triển nông nghiệp huyện Hương Phú, đã phát hiện vi phạm trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh tín dụng tuỳ tiện, sử dụng nguồn vốn không hợp lý, trích nộp lợi nhuận chưa đúng với quy định, tọa chi tiền mặt, hạch toán sai tài khoản... Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của ngành đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 88.373.531 đồng. Việc phúc tra lĩnh vực quản lý sử dụng đất cho thấy việc cấp đất, sử dụng ruộng đất không còn tuỳ tiện, lãng phí như trước. Tuy nhiên, ở một số địa phương việc cấp đất chưa đúng thẩm quyền, việc thanh lý tài sản, khấu hao tài sản chưa chặt chẽ, như Hợp tác xã Tiến Lực thuộc huyện Phú Lộc. Qua các điểm kiểm sát việc tuân theo pháp luật, đã phát hiện tài sản bị xâm hại 590.424.454 đồng, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã kiến nghị thu hồi tài sản trị giá 294.052.346 đồng cho ngân sách Nhà nước. Có thể khảng định công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật đã bám sát các chủ trương lớn của Đảng và tình hình thực tế của địa phương, căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, chức năng nhiệm vụ của ngành, tùy theo tình hình vi phạm mà đưa ra những biện pháp thích hợp để kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm.
Về công tác kiểm sát hình sự, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thụ lý kiểm sát điều tra 554 vụ, với 935 bị can, trong đó án kinh tế 33 vụ, án trị an 474 vụ, án an ninh 47 vụ; đã giải quyết 415 vụ, chiếm tỷ lệ gần 75%. Trong 415 vụ giải quyết thì có 313 vụ truy tố. Nhìn chung tốc độ giải quyết án nhanh. Ở Hương Phú, án bình quân nằm ở Viện kiểm sát 11 ngày; ở cấp tỉnh, thời gian án nằm ở Viện được giải quyết nhanh nhất 1 tuần, chậm nhất 2 tuần. Công tác điều tra, truy tố xét xử có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Viện kiểm sát với Tòa án nhân dân, Công an và Thanh tra tỉnh. Do vậy, các vụ án đưa ra truy tố xét xử đều đúng người, đúng tội và được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Công tác kiểm sát xét xử hình sự cũng được coi trọng. Năm 1989, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã kiểm sát xét xử sơ thẩm 288 vụ trong 313 vụ truy tố, đạt tỷ lệ 92%; kiểm sát xét xử phúc thẩm 38 vụ trong tổng số 42 vụ, đạt tỷ lệ 90,4%.
Công tác kiểm sát xét xử dân sự, năm 1989 thụ lý 12 vụ, đã xét xử sơ thẩm dân sự 10 vụ, đạt tỷ lệ 83%. Kiểm sát xét xử phúc thẩm 34 vụ trong tổng số 40 vụ đã thụ lý, đạt tỷ lệ 85%.
Công tác xét xử và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo có nhiều tiến bộ. Ngoài việc lãnh đạo Viện trực tiếp tiếp dân vào ngày thứ 5 hàng tuần để giải quyết đơn thư của công dân kịp thời, những đơn thư thuộc trách nhiệm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh giải quyết có 214 đơn, Viện đã giải quyết 180 đơn, đạt tỷ lệ 84,1%. Việc giải quyết đơn kịp thời đã gây được niềm tin đối với công dân.
Năm 1990, khi cả nước đang tiến hành công cuộc đổi mới, cũng là lúc chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế điên cuồng tấn công vào hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Trước diễn biến đó, chủ nghĩa đế quốc và thế lực phản động quốc tế câu kết với những phần tử phản động người Việt trong và ngoài nước đề ra mục tiêu trong thời gian ngắn tấn công làm tan rã Đảng Cộng sản Việt nam và làm sụp đổ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tình hình đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trên tuyến biên giới Việt - Lào, thế lực phản động quốc tế và các phần tử tay sai lập nên những tổ chức phản động, câu kết với phỉ ở Lào tìm cách đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, kích động nhân dân gây bạo loạn và lật đổ chính quyền. Một số tên phản động ở Mỹ gửi thư về tuyên truyền cho tổ chức “Mặt trận quốc gia kháng chiến” do Hoàng Cơ Minh cầm đầu, phát tán tài liệu có nội dung phản động đưa người vào sâu nội địa của tinh, móc nối cơ sở, tuyên truyền cho “đa nguyên, đa đảng”.
Tình hình vượt biên, vượt biển cũng diễn ra phức tạp. Trong năm 1990 đã có 69 vụ với 1.196 người tham gia vượt biên ra nước ngoài. Trong nội địa của tỉnh có 724 đoàn với 2.964 khách, chủ yếu là khách các nước tư bản đến Huế. Một số khách nước ngoài đã lén lút tiếp xúc với học sinh, sinh viên, văn nghệ sĩ, chức sắc tín đồ tôn giáo, nhằm tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Hoạt động sản xuất và kinh doanh lúc này ở trong tình trạng ách tắc, lúng túng. Nhiều đơn vị làm ăn kém hiệu quả đã dẫn tới nợ ngân hàng lớn, không có khả năng hoàn trả. Trong sản xuất nông nghiệp, do cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc hậu và thiếu thốn, nên nhiều hợp tác xã đã thực hiện khoán trắng cho xã viên, ruộng đất bị chia ra manh mún, việc áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kỉnh tế thấp. Lĩnh vực kinh doanh thương mại cũng còn lúng túng và có nhiều sai phạm. Các công ty thương nghiệp huyện hầu như bị tê liệt, không giữ được vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế quốc dân. Các vụ xâm phạm đến tài sản xã hội chủ nghĩa có chiều hướng tăng, từ 91 vụ năm 1989 đã tăng lên 228 vụ vào năm 1990; trong đó Huế 168 vụ, Phú Lộc 9 vụ, Quảng Điền 6 vụ, A Lưới 5 vụ, Phong Điền 9 vụ, Hương Thuỷ 18 vụ, Hương Trà 11 vụ và Phú Vang 2 vụ, gây thiệt hại tài sản trên 789.770.000 đồng; đã kết luận 137 vụ, chiếm tỷ lệ 60%, bắt giữ và xử lý 155 đối tượng, thu hồi tài sản có trị giá trên 152.739.000 đồng.
Về tình hình trật tự an toàn xã hội, số vụ tuy có giảm, từ 554 vụ năm 1989 còn 459 vụ năm 1990; nhưng tình tiết gây án phức tạp hơn, có đối tượng đã dùng cả vũ khí để gây án. Trong 459 vụ phạm pháp hình sự, thành phố Huế là địa bàn có nhiều vụ án 304 vụ, địa bàn có số án thấp nhất là Nam Đông 5 vụ, gây thiệt hại tài sản ước tính 538.879.700 đồng; đã kết luận 250 vụ, đạt tỷ lệ 54,5%, thu hồi tài sản trị giá 148.532.000 đồng.
Đề làm tốt chức năng kiểm sát, ngay từ đầu năm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các đơn vị trực thuộc đã vạch ra chương trình công tác sát hợp với kế hoạch của Viện kiểm sát nhản dân tối cao và nhiệm vụ chính trị của cấp uỷ cũng như tình hình thực tế của địa phương. Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các phòng nghiệp vụ đã thường xuyên theo dõi tình hình và kết quả kiểm sát của từng đơn vị, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và thành phố hoàn thành kế hoạch.
Trong năm 1990, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thương mại, quản lý thị trường và lĩnh vực nông nghiệp. Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại và quản lý thị trường, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã kiểm sát 19 đơn vị quốc doanh, 17 đơn vị hành chính sự nghiệp làm kinh tế, 17 đơn vị tập thể và 221 hộ tư nhân. Các vi phạm pháp luật diễn ra rất đa dạng và phức tạp, như tư thương núp dưới bóng liên doanh, liên kết để trốn thuế... Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Thanh tra, Công an, Tài chính, Quản lý thị trường; tranh thủ ý kiến lãnh đạo của cấp uỷ, sự phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh; nên công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật đã có những biện pháp thích hợp, tích cực, đã phát hiện được nhiều vụ việc, xử lý thu hồi cho ngân sách, góp phần ngăn chặn các vi phạm pháp luật, từng bước hướng hoạt động kinh doanh thương mại và quản lý các hộ kinh doanh đi vào nề nếp.
Trên lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù do tách huyện, lực lượng cán bộ thiếu, nhưng với sự nỗ lực cao, toàn ngành đã tiến hành kiểm sát về tình hình thực hiện luật đất đai, thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, phát hiện ra những vi phạm về cấp đất sai thẩm quyền, mua bán và chuyển nhượng đất đai, lấn chiếm đất trái phép... để xử lý.
Năm 1990, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã kiểm sát điều tra thụ lý 488 vụ với 920 bị can, đã giải quyết 344 vụ với 651 bị can, đạt tỷ lệ 70,5%. Trong 344 vụ đã giải quyết có 260 vụ truy tố, đạt tỷ lệ 75,6%. Hầu hết các vụ án xét xử đúng qui định của pháp luật, những vụ án lớn về kinh tế, trị an, an ninh như cố ý huỷ hoại tài sản xã hội chủ nghĩa, giết người cướp của, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy đều được đưa ra truy tố, xét xử kịp thời.
Năm 1990 cũng là năm đầu tiên thực hiện Quyết định 240/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và Chỉ thị 05 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về đấu tranh chống tham nhũng và buôn lậu. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã phối hợp với lãnh đạo các ngành Công an, Tòa án, Thanh tra, Nội chính Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh tăng cường hội nghị liên ngành 3 lần trong 1 tháng vào các ngày 5, 15, 25 để đưa ra các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể; đẩy mạnh công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các tội về tham ô và buôn lậu. Kết quả, đã khởi tố 10 vụ án xảy ra ở các ngành Vật tư, Lương thực, Giao thông, Ngân hàng, bắt giữ 24 đối tượng, trong đó có cả giám đốc Công ty Vật tư khu vực Bình Trị Thiên, giám đốc Xí nghiệp Vật tư Thuỷ bộ Hương Phú, giám đốc Công ty Lương thực thành phố Huế. Cùng với những kết quả trên, còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục, đó là chế độ báo cáo chưa nghiêm, thông tin về tội phạm còn chậm và chưa có kinh nghiệm, chưa tập hợp được các vi phạm pháp luật, ở một số đơn vị kiểm sát việc khởi tố chưa chặt chẽ nên án đình chỉ điều tra còn để xẩy ra nhiều.
Trong hoàn cảnh sau khi chia tỉnh và tách huyện, cán bộ làm công tác kiểm sát xét xử hình sự thiếu và mỏng, các vụ án xảy ra nhiều; nhưng với tinh thần trách nhiệm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã phối hợp với Tòa án đẩy nhanh tốc độ giải quyết án, xét xử kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Năm 1990 Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp đã xét xử sơ thẩm 287 vụ với 490 bị can trong tổng số 354 vụ đã thụ lý, đạt tỷ lệ 81%. Nếu so với năm 1989 thì xét xử sơ thẩm thụ lý tăng 55 vụ và số án đã xét xử sơ thẩm tăng 27 vụ. Kiểm sát xét xử phúc thẩm thụ lý 47 vụ với 58 bị cáo, đã xét xử 46 vụ với 57 bị cáo, đạt tỷ lệ 97,9%.
Việc kiểm sát xét xử năm 1990 đã có những tiến bộ đáng kể như kiểm sát viên Kiểm sát xét xử tại phiên tòa có luận tội chính xác, thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, đấu tranh báo vệ chân lý, đánh giá chứng cứ chặt chẽ, góp phần tích cực cho việc xét xứ của tòa án đạt kết quả cao. Viện kiểm sát cấp huyện đã kháng nghị 6 vụ đề nghị xét xử phúc thẩm nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ kiểm sát xét xứ còn phối hợp với tòa án đi xét xử lưu động một số vụ án điểm có tính chất thời sự, nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị tại các địa phương, góp phần tuyên truyền pháp luật và nâng cao công tác phòng ngừa, đã được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Công tác kiểm sát tạm giam, tạm giữ và tập trung cải tạo cũng được tiến hành thường xuyên, nhất là trong đợt thực hiện Chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ngoài việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam và cải tạo của cơ quan công an nhằm góp phần bảo đảm đúng thủ tục pháp luật; đã tiến hành kiểm sát tại chỗ trại tạm giam Thừa Phủ, trại cải tạo Bình Điền, và cùng với 5 huyện kiểm sát tại chỗ nhà tạm giữ của công an huyện, do đó đã hạn chế được những vi phạm xảy ra.
Trên lĩnh vực dân sự, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã thụ lý 12 vụ án sơ thẩm, đã xét xử 4 vụ; và phúc thẩm thụ lý 29 vụ, đã xét xử 25 vụ. Bên cạnh kiểm sát việc lập hồ sơ án dân sự của tòa án, tham gia xét xử tại phiên tòa; Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã chủ động trong khâu tiếp xúc hồ sơ dân sự, sớm phát hiện vi phạm và có những yêu cầu điều tra bổ sung giúp cho Tòa án kịp thời khắc phục sửa chữa.
Nhìn chung, sau hơn một năm tái thành lập (7/1989 – 12/1990), Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã vượt qua nhiều khó khăn và thách thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mình. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh vừa lo ổn định về mặt tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất cho toàn ngành; vừa phải có kế hoạch gửi cán bộ đi đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn, bổ sung đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên cho ngành, đồng thời phải hoàn thành kế hoạch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và phục vụ nhiệm vụ chính trị cho địa phương. Với sự cố gắng, nỗ lực cao của cán bộ trong toàn ngành, Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng Cờ thi đua, là đơn vị có 7 tổ đạt danh hiệu Tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa, 4 Chiến sĩ thi đua toàn ngành. Thành tựu này là cơ sở, nền tảng để ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vững bước tiến lên.
Năm 1991 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII, cũng là năm toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện kế hoạch 5 năm 1991 - 1995. Cũng trong khoảng thời gian đó, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tình hình an ninh chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp. Bọn phản động tăng cường móc nối với các tổ chức phản động trong và ngoài nước, cùng với các phần tử xấu, cơ hội, bất mãn với chế độ, tăng cường các hoạt động tuyên truyền nói xấu chế độ Xã hội chủ nghĩa, đòi đa nguyên, đa đảng, nói xấu lãnh đạo, phủ nhận thành quả cách mạng.
Lực lượng phản động lợi dụng các tôn giáo vẫn ráo riết hoạt động, như lợi dụng việc giảng đạo và bằng các việc làm từ thiện, nhân đạo để lôi kéo, kích động giáo dân đấu tranh chống đối chính quyền. Đến năm 1995 đã có 40 tổ chức phản động ở nước ngoài phát tán tài liệu vào địa bàn của Thừa Thiên Huế đề xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Chúng triệt để khai thác tình hình về tôn giáo như các vụ 24-5- 1993, 27-11-1994 và “Tuyên ngôn 10 điểm của Nguyễn Văn Lý”... để kích động quần chúng, giáo dân đòi đa nguyên, đa đảng, nhằm xóa bỏ chế độ Xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong lĩnh vực du lịch, tình hình cũng hết sức phức tạp, vì một số du khách đến Huế vốn từng tham gia trong quân đội và chính quyền Sài Gòn, hoặc là vượt biên trái phép, hay có tiền án, tiền sự. Một số khách nước ngoài núp dưới danh nghĩa hoạt động từ thiện tìm cách gặp gỡ, móc nối với các phần tử ngụy quân, ngụy quyền và các đảng phái trong chế độ cũ, các tổ chức tôn giáo... Ngoài ra, họ còn tìm cách tiếp xúc với học sinh, sinh viên và có những hoạt động không bình thường, như phát tán tài liệu phản động để móc nối kích động, thu thập tin tức.
Tinh hình an ninh biên giới cũng không ổn định, nhất là trên tuyến biển. Tàu thuyền của nước ngoài xâm phạm lãnh hải nước ta dưới dạng đánh bắt hải sản ngày càng có xu hướng tăng. Tình trạng vượt biển trốn ra nước ngoài năm 1991 tăng 40% so với năm 1990.
Để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo ngành hướng vào công tác kiểm sát đấu tranh ngăn chặn và bài trừ nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí; tập trung phát hiện xử lý nghiêm các tội tham ô, hối lộ và các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái những quy định của Nhà nước; đồng thời đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong nội bộ ngành Kiểm sát nhân dân, gắn với việc xây dựng ngành thực sự trong sạch và vững mạnh.
Trong 5 năm (1991 - 1995), thông qua công tác trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội, đã phát hiện các vi phạm; đó là tình trạng nợ nần, chiếm dụng cũng vẫn xảy ra phổ biến, nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ, vỡ nợ, việc thanh toán công nợ theo chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng gặp nhiều khó khăn. Năm 1991 toàn tỉnh có số nợ phải thu là 20,1ll tỷ đồng, năm 1992 có 161 đơn vị, xí nghiệp tham gia thanh toán công nợ, với tổng số nợ phải trả là 22,308 tỷ đồng. Hầu hết các đơn vị đều làm ăn thua lỗ, không có khả năng hoàn trả nợ. Đây là vấn đề nhức nhối cho nền kinh tế của tỉnh. Tình trạng xâm chiếm, bán và cấp đất trái phép, trái thẩm quyền cũng xẩy ra ở khá nhiều nơi, nghiêm trọng nhất là ở Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Lộc và thành phố Huế. Riêng năm 1993 đã có 8 trường hợp mua bán đất, tham ô tiền bán đất, thu lệ phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc tranh chấp đất đai xảy ra liên tục, có vụ tranh chấp gay gắt dẫn đến xô xát, đập phá tài sản, gây mất trật tự công cộng như tại xã Phú Diên huyện Phú Vang.
Trên lĩnh vực thuế và quản lý thị trường, qua kiểm sát đã phát hiện các hiện tượng tiêu cực còn xảy ra. Năm 1993 tại Chi cục thuế huyện Phú Vang, tổ trưởng tổ thu thuế nông nghiệp cùng với một số cán bộ thu thuế đã biển thủ 39 tấn thóc. Tình hình buôn bán, kinh doanh trái phép diễn ra ở nhiều nơi, chủ yếu là ở thành phố Huế. Nhiều tư thương núp bóng chở hàng hóa để nhập lậu vào cảng Thuận An. Năm 1994 buôn bán hàng cấm xảy ra 953 vụ, đã phạt và truy thu thuế tiểu ngạch trên 7 tỷ đồng; kinh doanh trái phép, trốn thuế 1.238 vụ, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Năm 1991, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tập trung chỉ đạo các khâu công tác của ngành, coi trọng công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật và kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử án kinh tế, trọng tâm là án tham nhũng. Với tinh thần đó, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung cho công tác đấu tranh chống tham nhũng trên các lĩnh vực kinh tế. Qua kiểm sát đã phát hiện nhiều vụ tham ô, cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại tài sản Xã hội chủ nghĩa. Ở huyện Phú Vang và Hương Trà, phát hiện ban chủ nhiệm và một số đội trưởng của Hợp tác xã Phú Đa 2, Hợp tác xã Phú Mỹ 2, Hợp tác xã Phú Thượng chiếm dụng, làm thất thoát 156,28 tấn thóc; đội trưởng của hai đội sản xuất ở Hợp tác xã Thuỷ Thanh 2 thu nợ không nhập quỹ 12,65 tấn thóc, ban chủ nhiệm Hợp tác xã Vân An (Hương Trà) tham ô 127 tấn thóc... Trong xây dựng cơ bản, nổi lên vấn đề các cơ quan chủ quản đầu tư đã không làm đúng trách nhiệm như Nghị định 385/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định, tùy tiện trong khi xét duyệt luận chứng hoặc thiết kế kỹ thuật... không tuân thủ theo quy trình xây dựng cơ bản. Điển hình như trạm xá xã Phú Tân (Phú Vang), cầu Vạn Xuân (Huế), đường giao thông Bắc Hiền (Phong Điền), cầu Tây Xuân và trạm xá Hương Phong (Hương Trà), công trình C393 của Chi cục Dự trữ quốc gia... làm thất thoát vật tư và tài sản của Nhà nước.
Do làm tốt công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên lĩnh vực kinh tế bằng công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, nên đã góp phần làm các vụ án về kinh tế có chiều hướng giảm dần, từ 167 vụ năm 1991 xuống còn 97 vụ năm 1992; và đến năm 1995, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp chỉ còn thụ lý kiểm sát điều tra 45 vụ với 67 bị can. Tính chất, thủ đoạn phạm tội và hậu quả gây ra cũng ít phức tạp, chủ yếu là tội lừa đảo, chiếm đoạt, trộm cắp tài sản Xã hội chủ nghĩa
Về tình hình trật tự an toàn xã hội, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cùng với các ngành nội chính tập trung tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên; mở nhiều đợt phát động nhân dân tiến công, trấn áp bọn tội phạm, đánh đúng, đánh trúng bọn chủ mưu, bọn cầm đầu, phá được nhiều băng ổ, nhóm. Song tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp. Các tệ nạn như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, gây rối trật tự cộng cộng, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương tích, cướp tài sản của công dân, lừa đảo, cờ bạc, tai nạn giao thông... ngày càng có xu hướng gia tăng. Năm 1992 có 514 vụ vi phạm, đã tăng lên 697 vụ năm 1993, 862 vụ năm 1994, và năm 1995 là 856 vụ. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp chủ động phối hợp với các ngành Công an, Tòa án tập trung điều tra, đưa ra truy tố, xét xử kịp thời, đúng mức đối với các vụ án nghiêm trọng, xâm phạm trật tự an toàn xã hội, đảm bảo tính giáo dục, phòng ngừa cao. Riêng năm 1995 đã thụ lý 486 vụ, kết thúc điều tra 415 vụ, đạt tỷ lệ 85,3%; số vụ Viện kiểm sát phải xử lý là 374 vụ, đã xử lý 364 vụ, đạt tỷ lệ 97,3%, trong đó đưa ra truy tố 309 vụ, đạt tỷ lệ 84,8%.
Thực hiện chỉ thị hàng năm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế hướng trọng tâm vào kiểm sát việc chấp hành pháp luật của các ngành kinh tế trọng điểm như nông nghiệp, thương mại, quản lý thị trường, xây dựng cơ bản, ngân hàng và công tác kiểm sát văn bản.
Thông qua các đợt kiểm sát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã phát hiện những vi phạm về luật đất đai. Năm 1991 kiểm sát 10 đơn vị, đã phát hiện có 763 hộ sử dụng đất nông nghiệp làm nhà trái phép, 42 trường hợp cấp đất không đúng thẩm quyền, 66 trường hợp mua bán đất đai và lấn chiếm. Năm 1992 đã phát hiện 22 trường hợp làm nhà trái phép, 5 trường hợp cấp đất trái phép. Năm 1995 kiểm sát 15 đơn vị, thì đã có tới 155 trường hợp cấp đất sai thẩm quyền, 224 trường hợp lấn chiếm đất đai, 78 trường hợp chuyển nhượng trái phép, 12 trường hợp sử đụng đất nhưng không nộp thuế và 3 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích.
Đối với lĩnh vực thương mại và quản lý thị trường, nhất là trong xuất nhập khẩu, quản lý và sử dụng ngoại tệ, năm 1991 kiểm sát 26 đơn vị thì có 1.247.210 USD không bán cho quỹ ngoại tệ tập trung, mà đưa số tiền đó ra bán ở thị trường tự do hay cho vay lấy lãi. Về quản lý vốn và tài sản, kiểm tra 5 đơn vị thì chỉ có 3 đơn vị được giao vốn, 2 đơn vị còn lại chưa được giao vốn; do vậy để có vốn kinh doanh, buộc hai đơn vị trên phải sử dụng nguồn vốn vay, vốn huy động hoặc vốn chiếm dụng trong thanh toán.
Đặc biệt, công tác kiểm sát văn bản cũng được coi trọng, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã bố trí, sắp xếp cán bộ, kiểm sát viên có năng lực để thực hiện nhiệm vụ này. Qua kiểm sát, phát hiện nhiều văn bản pháp quy vi phạm pháp luật: năm 1991 phát hiện 1 văn bản ban hành trái quy định của nhà nước, năm 1992 trong 69 văn bản kiểm sát thì đã có 9 văn bản có vi phạm, năm 1994 đã phát hiện 28 văn bản có vi phạm pháp luật, và đến năm 1995 qua kiểm sát đã phát hiện 6 văn bản có vi phạm pháp luật. Hầu hết các văn bản được ban hành không đúng thẩm quyền hoặc sai về thể thức, nội dung văn bản ban hành có những quy định trái với pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu uỷ ban cùng cấp chấp nhận huỷ bỏ.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật, tăng cường công tác đấu tranh chống tội phạm trên các lĩnh vực an ninh quốc gia, kinh tế và trật tự an toàn xã hội, mà chủ yếu là tập trung giải quyết các vụ án trọng điểm về an ninh, án kinh tế lớn và các vụ trọng án về trị an. Trong quá trình kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các thủ tục tố tụng như khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, bắt, khám xét, lấy lời khai nhân chứng, lấy lời khai ban đầu của người vi phạm... và yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án, tránh hiện tượng bỏ lọt tội phạm. Trong 5 năm, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thụ lý kiểm sát điều tra 2.605 vụ án, trong đó số vụ án đã thụ lý cao nhất là các năm 1991 (với 670 vụ, đã kết thúc điều tra 542 vụ, đạt tỷ lệ 80,9%; Viện kiểm sát phải xử lý 500 vụ, đã giải quyết 491 vụ, đạt tỷ lệ 98,2%, và đã đưa ra truy tố 442 vụ), năm 1995 (có 536 vụ, kết thúc điều tra 433 vụ, đạt tỷ lệ 80,8%; Viện kiểm sát phải xử lý 413 vụ, đã giải quyết 406 vụ án, đạt tỷ lệ 98,3% và đã đưa ra truy tố 345 vụ án). Số vụ án đã thụ lý thấp nhất là vào năm 1992 với 429 vụ, đã kết thúc điều tra 206 vụ, Viện kiểm sát phải xử lý 210 vụ và đã giải quyết 199 vụ, đạt tỷ lệ 94,8%.
Viện kiểm sát nhân dân hai cấp cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác kiểm sát xét xử. Trong 5 năm các vụ án đưa vào xét xử cấp sơ thẩm đã lên đến 1.866 vụ, nếu so với 2.605 vụ án đã thụ lý kiểm sát điều tra, thì tỷ lệ xét xử án sơ thẩm đạt 71,6%. Được thể hiện ở bảng thống kê như sau:
Đối với các vụ án xét xử tại tòa, vận dụng các quy định Bộ luật hình sự và tố tụng hình sự, với chức năng của mình, quan điểm của Viện kiểm sát đảm bảo tính chính xác, đúng pháp luật, đề nghị hình phạt phù hợp. Tuy nhiên, Viện kiểm sát hai cấp cũng quan tâm đến việc kháng nghị theo trình tự phúc thẩm bản án sơ thẩm xét xử chưa đúng pháp luật: năm 1991 kháng nghị 14 vụ án, năm 1992 kháng nghị 7 vụ, năm 1994 kháng nghị 57 vụ và năm 1995 kháng nghị 7 vụ. Hầu hết các vụ án do Viện kiểm sát kháng nghị đều được cấp phúc thẩm chấp nhận.
Việc đấu tranh với các loại tội phạm hình sự diễn ra lâu dài và phức tạp. Lực lượng cán bộ kiểm sát viên của ngành kiểm sát ngày đêm phải vật lộn với những khó khăn và thách thức, vừa vận dụng pháp luật hình sự, vừa phát huy tính thông minh và sáng tạo để đưa hàng ngàn vụ án ra trước ánh sáng của pháp luật, nhằm trả lại sự bình yên cho xã hội, giữ vững kỹ cương phép nước. Điển hình như các vụ gây mất trật tự công cộng của một nhóm tu sĩ ngày 24-5-1992; vụ án Trần Đình Chiến nguyên là kế toán tiền mặt của Hợp tác xã Vân An thuộc huyện Hương Trà lợi dụng chức vụ tham ô 39 tấn thóc năm 1993; đấu tranh với Nguyễn Văn Lý lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Nhà nước ta, đã phát tán tuyên ngôn 10 điểm nhằm xuyên tạc sự lãnh đạo của Đàng, gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân xảy ra năm 1994; vụ tham ô, cố ý làm trái xảy ra tại Công ty Vận tải Thừa Thiên Huế... được nhân dân đồng tình ủng hộ, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Công tác kiểm sát thi hành án, giam giữ và cải tạo cũng được chú trọng. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thường xuyên kiểm sát tại chỗ trại giam của tỉnh, trại cải tạo Bình Điền, nhà tạm giữ của công an huyện và thành phố, nhằm bảo đảm việc giam giữ, cải tạo có căn cứ, đúng pháp luật.
Công tác kiểm sát xét xử dân sự và thi hành án cũng được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh quan tâm đặc biệt, nhất là sau khi Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật về dân sự làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp. Lãnh đạo Viện nhận thức đúng đắn và quan tâm hơn đến lĩnh vực kiểm sát xét xử dân sự, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên ngày càng được tăng cường. Cùng với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thụ lý kiểm sát án sơ thẩm 2.117 vụ, án phúc thẩm 167 vụ, và 10 vụ giám đốc thẩm. Trong đó năm 1995 có số vụ án cao nhất là án sơ thẩm 616 vụ, án phúc thẩm 167 vụ và giám đốc thẩm 3 vụ. Số vụ án thấp nhất là vào năm 1993 với án sơ thẩm 161 vụ, án phúc thẩm 32 vụ. Công tác thi hành án dân sự cũng có những cố gắng vượt bậc như kiểm sát các vụ án đã có hiệu lực thi hành, chủ động đề xuất với cơ quan thi hành án sớm đưa các bản án có hiệu lực ra thi hành, kịp thời kháng nghị cơ quan thi hành án sửa chữa những vi phạm, kiểm sát việc bàn giao công tác thi hành án dân sự đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.
Với những thành tích có được trong 5 năm (1991 - 1995), ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng bằng khen, đã có 34 đơn vị đạt danh hiệu Tổ đội lao động Xã hội chủ nghĩa, 26 cán bộ đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Đó là nguồn động viên lớn lao, tạo điều kiện để cán bộ toàn ngành phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.
Năm 1996 là năm mở đầu cho kế hoạch 5 năm 1996 - 2000, cũng là năm cả nước tham gia thảo luận Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII và là năm cả nước triển khai thi hành bộ luật hình sự, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính - lao động. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI đã dề ra các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1996 - 2000 là “tạo chuyển biến quan trọng về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, tảng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, chăm lo xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, từng bước giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, đồng thời tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật, không ngừng đề cao cảnh giác, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ với, âm mưu mới, mềm, ngầm, sâu của địch. Phát huy dân chủ Xã hội chủ nghĩa, thực hiện công bằng xã hội, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng các đoàn thể nhân dân ngày càng vững mạnh. Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, có hiệu lực, có hiệu quả
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI, trong khoảng thời gian 1996 - 2000, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đã có những chuyển biến tích cực, hoạt động của ngành Kiểm sát đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Tuy nhiên, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn đưa vào địa bàn tỉnh những tài liệu có nội dung xuyên tạc, đả kích đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Điển hình như tài liệu “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng hay đến bờ ảo vọng”, “Tập san số 10 phụ nữ mới”, “Viết cho dân tộc”; năm 1997 tại Huế, Lê Thị Bích Đàn viết tài liệu có nội dung chống chế độ Xã hội chủ nghĩa như “Hiện trường lịch sử hiện đại”, “Dự án cải tổ dân chủ tự do tiến lên Tư bản chủ nghĩa”, “Cải tổ dân chủ tự do”. Hoạt động tôn giáo cũng diễn biến phức tạp. Tại chùa Từ Hiếu năm 1996 đã hai lần tổ chức cho hàng trăm tu sĩ và tín đồ Phật tử nghe thuyết pháp bằng điện thoại qua hệ thống tăng âm điện từ Mỹ và Pháp về...
Trên lĩnh vực kinh tế, nhìn chung có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất công nghiệp cũng như năng suất sản lượng lương thực tăng, giá cả thị trường ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện. Song, công tác quản lý vẫn còn nhiều sơ hở, tình hình vi phạm và tội phạm vẫn thường xuyên xảy ra, tình trạng nợ thuế và kinh doanh trốn thuế còn nhiều. Thông qua công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực thuế, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cùng với các cơ quan thi hành pháp luật đã phát hiện và xử lý nhiều vụ án kê khai thuế không đầy đủ, tính sai thuế suất, chưa chấp hành tốt chế độ kế toán tài chính, hạch toán chi phí không đúng quy định... làm thất thu ngân sách. Trong 5 năm, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 7.378 vụ buôn lậu, kinh doanh trái phép trốn thuế, thu nộp ngân sách trên 10 tỷ 997 triệu đồng. Điều đáng quan tâm là số vụ buôn lậu, kinh doanh trái phép có chiều hướng gia tăng, từ 1.140 vụ năm 1996 tăng lên 1.691 vụ năm 1999, và năm 2000 là 1.573 vụ.
Trên lĩnh vực tín dụng ngân hàng, tình trạng vỡ nợ, làm ăn thua lỗ vẫn xảy ra với số lượng lớn. Qua kiểm sát ở 4 ngân hàng: Nông nghiệp, Công thương, Ngoại thương và Đầu tư, số dư nợ quá hạn đã lên đến 192,72 tỷ đồng, trong đó năm 1996 có số dư nợ quá hạn cao nhất là 80,7 tỷ đồng. Tình hình vỡ hụi xảy ra nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, riêng năm 1996 đã xảy ra trên 15 vụ với số tiền trên 20 tỷ đồng.
Tình hình trật tự an toàn xã hội khá nghiêm trọng, trong 5 năm đã xảy ra 3.243 vụ phạm pháp hình sự; các năm có vụ án cao là: năm 1996 có 775 vụ, năm 1997 có 665 vụ, năm 1998 có 972 vụ, năm 1999 có 725 vụ... Hầu hết các vụ án đều tập trung vào các tội giết người, cướp tài sản công dân, hiếp dâm trẻ em, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng...
Để góp phần bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế và trật tự trị an xã hội của tỉnh nhà, thực hiện chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hàng năm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ngoài việc tiến hành tổ chức tập huấn cho lực lượng cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát tuân theo pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ và các vấn đề trọng tâm cần tiến hành triển khai, đã mở hội nghị liên tịch, cùng các ngành Thanh tra, Tài chính, Quản lý thị trường, Kiểm lâm... và đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh họp bàn biện pháp phối hợp hoạt động. Do vậy, công tác kiểm sát viên tuân theo pháp luật đã đạt được những thành tựu đáng kể. Về kiểm sát văn bản, đã phát hiện 77 văn bản có vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã kịp thời đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp huỷ bỏ hoặc sửa chữa và đã được chấp nhận. Đối với công tác kiểm sát hành vi, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã kiểm sát trực tiếp các đối tượng nộp thuế, các cơ quan quản lý nguồn thu, giáo dục-đào tạo, y tế, các hộ kinh doanh... Trong 5 năm đã kiểm sát trực tiếp 216 điểm, truy thu trên 7,9 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước.
Nhằm góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với vi phạm và tội phạm, hằng năm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã mở hội nghị tập huấn về công tác kiểm sát hình sự, lãnh đạo Viện đã chủ động họp bàn với lãnh đạo các cơ quan nội chính, tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, nên công tác kiểm sát giải quyết án hình sự và thực hành quyền công tố được thực hiện tốt cả hai cấp.
Về công tác kiểm sát điều tra, tăng cường quản lý tình hình vi phạm và tội phạm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã có những cố gắng vượt bậc trong công tác tổ chức, quản lý thông tin tội phạm, có tác dụng tích cực thúc đẩy công tác khởi tố, xử lý án hình sự. Thực hiện những quy định của bộ Luật hình sự và bộ Luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tăng cường kiểm sát điều tra ngay từ đầu, đề ra yêu cầu điều tra nhằm góp phần đảm bảo cho hoạt động điều tra đúng hướng, chống oan sai và để lọt tội phạm. Việc phê chuẩn bắt, tạm giam được cân nhắc thận trọng, có căn cứ, đúng pháp luật. Với tinh thần đó, trong 5 năm (1996 - 2000) Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thụ lý 2.868 vụ với 4.396 bị can, kết thúc điều tra và khởi tố 2.078 vụ, đạt tỷ lệ 72,4%, số vụ án đưa ra truy tố 2.023 vụ với 2.886 bị can. Trong đó, số vụ án cao nhất vào năm 1999 là 621 vụ với 957 bị can, đưa ra truy tố 429 vụ với 660 bị can, số vụ án thấp nhất là năm 2000 có 510 vụ với 784 bị can, đưa ra truy tố 366 vụ với 560 bị can. Như vậy, nếu so với 5 năm 1991 - 1995 thì số vụ án mà Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thụ lý trong 5 năm 1996 - 2000 tăng lên đáng kể.
Việc xác định án trọng điểm cũng được quan tâm hơn trước. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã thụ lý kiểm sát điều tra 155 vụ, cơ quan điều tra đã hoàn thành điều tra 124 vụ, đạt tỷ lệ 80%, Viện kiểm sát nhân dân đã truy tố 122 vụ. Hầu hết các vụ án trọng điểm đều tập trung vào án tham nhũng, buôn lậu, giết người, hiếp dâm trẻ em, cướp tài sản. Các vụ án trọng điểm đều được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, có tác dụng giáo dục, phòng ngừa.
Công tác kiểm sát xét xử hình sự cũng có những chuyển biến tích cực. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ kiểm sát viên trong công tác kiểm sát xét xử hình sự, thực hành quyền công tố, nhằm bảo đảm các bản án, quyết định của tòa án đúng pháp luật. Trong vòng 5 năm 1996 - 2000, Viện kiểm sát nhân dân đã thụ lý kiểm sát xét xử án sơ thẩm 2.220 vụ, án phúc thẩm 366 vụ và án giám đốc thẩm 16 vụ . So với 5 năm trước đó, việc thụ lý kiểm sát xét xử án sơ thẩm tăng 354 vụ, án phúc thẩm tăng 123 vụ và giám đốc thẩm tăng 10 vụ. Được thể hiện ở bảng thống kê như
Trong quá trình thụ lý hồ sơ và kiểm sát xét xử tại các phiên tòa, dựa vào chức năng và quyền hạn của mình, ngoài việc duy trì công tố các vụ án xét xử sơ thẩm giúp cho Tòa án ra bản án có tính thuyết phục, việc kháng nghị án phúc thẩm và giám đốc thẩm cũng được coi trọng. Năm 1997 Viện kiểm sát đã kháng nghị 20 vụ, năm 1998 kháng nghị 14 vụ án phúc thẩm, 1 vụ án giám đốc thẩm, năm 1999 kháng nghị 14 vụ án phúc thẩm, và năm 2000 kháng nghị 10 vụ. Phần lớn các vụ án do Viện kiểm sát nhân dân tỉnh kháng nghị đều được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận.
Hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh còn tổ chức kiểm sát trực tiếp tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam. Trong 5 năm, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã có 91 lần kiểm sát trực tiếp ở các nhà tạm giữ của công an của các huyện, thành phố, trại tạm giam Thừa Phủ và trại cải tạo Bình Điền. Thông qua các đợt kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã phát hiện và kiến nghị với công an những vi phạm trong công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam. Mặt khác, thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tham gia xét giảm án, tha tù trước thời hạn 181 phạm nhân năm 1996, 302 phạm nhân năm 1998 và 98 phạm nhân vào năm 2000, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Đối với công tác kiểm sát thi hành án, kể cả án hình sự và án dân sự, vốn được coi là khâu quyết định cuối cùng của công tác xét xử, ngày càng đi vào nề nếp, tỷ lệ các bản án được thi hành ngày càng cao. Hằng năm, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp thường xuyên kiểm sát việc lập hồ sơ cũng như việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp, đồng thời phối hợp với các ngành hữu quan bàn biện pháp trong việc bắt, kê biên và cưỡng chế thi hành án đối với các trường hợp đã có quyết định thi hành. Về kiểm sát án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp với các ngành hữu quan đưa ra thi hành án trong 3 năm 1996-1998 là 1.223 bị án trong tổng số 1.484 bị án phải thi hành, đạt tỷ lệ 82,4%. Năm 1999 trong tổng số 731 bị án phải thi hành, có 680 bị án đã thi hành còn lại 51 bị án chưa thi hành; năm 2000 số bị án đã thi hành 495 trong tổng số 527 bị án phải thi hành, còn lại 32 bị án chưa thi hành.
Về kiểm sát thi hành án dân sự, trong 5 năm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã kiểm sát 13.695 việc phải thi hành, trong đó đã và đang thi hành 12.710 việc, đạt tỷ lệ 92,8%; cả hai cấp đã thi hành việc thu tiền và tài sản quy ra tiền là 9,136 tỷ đồng trong tổng số tiền phải thi hành 75,86 tỷ đồng. Ngoài ra, hàng tháng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức tiếp dân vào ngày thứ 5 của tuần thứ 2 và tuần thứ 4, phòng khiếu tố và bộ phận khiếu tố Viện kiểm sát nhân dân các huyện, thành phố cử cán bộ, kiểm sát viên tiếp dân hàng ngày. Thông qua tiếp dân, lãnh đạo các đơn vị đã kịp thời nắm bắt được những thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân, trên cơ sở đó chỉ đạo các phòng nghiệp vụ cũng như kiểm sát viên các huyện, thành phố giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
Tổng kết các phong trào thi đua trong 5 năm (1996 - 2000). Viện kiểm sát nhân dân tỉnh hàng năm đều được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng Bằng khen, đặc biệt năm 1999 được tặng Bằng khen xuất sắc toàn diện, năm 2000 được tặng Cờ thi đua xuất sắc. Trong 3 năm 1996 - 1998, đã có 18 đơn vị đạt danh hiệu Tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa, 23 đồng chí đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Năm 1999, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng thưởng Cờ thi đua ngành kiểm sát nhân dân cho 2 tập thể dẩn đầu phong trào thi đua khối trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, 3 tập thể đạt danh hiệu Lao động xuất sắc, 13 tập thể Lao động giỏi, 5 đồng chí đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Năm 2000 có 16 đồng chí đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 8 tập thể đạt danh hiệu Lao động xuất sắc và 2 tập thể được tặng thưởng Tập thể dẫn đầu phong trào thi đua khối trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh. Đó là kết quả công sức phấn đấu của toàn thể cán bộ ngành Kiểm sát tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đến năm 2000, Thừa Thiên Huế đã trải qua gần 25 năm xây dựng và phát triển. Xuất phát từ một nền kinh tế yếu kém, mất cân đối, hậu quả chiến tranh ngổn ngang, cơ sở vật chất hầu như không có gì, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp; thêm vào đó, điều kiện khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường, mưa bão, lũ lụt, nắng hạn liên tiếp nên cuộc sống của đại bộ phận nhân dân vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn mọi bề. Nhưng với nghị lực và ý chí cách mạng phi thường, với phẩm chất cần cù chịu khó, dưới sự lãnh đạo của tỉnh Đảng bộ, nhân dân Thừa Thiên Huế đã đoàn kết một lòng, tập trung công sức xây dựng cơ sở vật chất và tinh thần phấn đấu là tỉnh giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, vững về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Năm 2001 mở đầu cho thế kỷ XXI và thiên niên kỷ mới, là năm mở đầu cho kế hoạch 5 năm 2001 - 2005; cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng vừa đứng trước thời cơ vận hội lớn, vừa phải đối mặt với những nguy cơ thách thức mới.
Thừa Thiên Huế vốn được coi là một trong những tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, là địa bàn rất nhạy cảm về chính trị, các thế lực phản động thù địch trong và ngoài nước tiếp tục chống phá. Nguy hiểm hơn bọn chúng câu kết với các phần tử cực đoan đội lốt tôn giáo để hoạt động chống lại chính quyền. Liên tục trong 3 năm (2001 - 2003) Nguyễn Văn Lý cùng với những phần tử cực đoan tại họ đạo Nguyệt Biều thuộc giáo xứ Phường Đúc và nhà thờ thôn Truyền Nam thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đế thực hiện nhiều hành vi phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc. Trước tình hình đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có quyết định quản chế hành chính, Nguyễn Văn Lý không những không chấp hành mà còn tiếp tục lợi dụng các buổi giảng đạo để thực hiện các hành vi gây chia rẽ chính quyền với nhân dân. Để giữ vững tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ngày 17-5-2001, các cơ quan tiến hành tố tụng đã thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lý. Tháng 10-2002, linh mục Phan Văn Lợi và một số đối tượng Đoàn Đình Danh, Nguyễn Tiến Sử, Ban mục vụ giáo xứ Truyền Nam đã soạn thảo nhiều văn bản có chữ ký của giáo dân Truyền Nam đưa lên mạng Internet yêu cầu thả tự do cho Nguyễn Văn Lý; đây là thủ đoạn nhằm kích động sự chống đối của các phần tử cực đoan nhân một năm Nguyễn Văn Lý bị đưa ra xét xử và để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Đối với Phật giáo, từ ngày 8 đến 12-2-2001, tại chùa Từ Hiếu đã tổ chức tuần lễ “cầu an”, trung bình một ngày có khoảng 120 tu sĩ và phật tử đến dự. Trong buổi “pháp thoại” diễn ra ngày 11-2-2001 Thích Thái Hòa đã lớn tiếng xuyên tạc, đả kích chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tự do tôn giáo; phái Tăng đoàn tổ chức một số đối tượng cực đoan để hành hương vào Quảng Ngãi theo lời kêu gọi của Thích Quảng Độ ở thành phố Hồ Chí Minh, hay câu kết với bên ngoài để phục hồi “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”.
Tình hình vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý cũng diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng; địa bàn vận chuyển và mua bán chủ yếu là thành phố Huế. Điều đáng lo ngại là đối tượng mua bán chủ yếu thanh, thiếu niên. Tang vật thu giữ không những thuốc phiện, bồ đà mà còn có cả hêrôin. Toàn bộ những vụ vận chuyển, mua bán chất ma tuý đều được đưa ra xét xử.
Trên lĩnh vực kinh tế, các vi phạm và tội phạm diễn ra trong 4 năm 2001 - 2004 có xu hướng giảm dần, từ 321 vụ năm 2002 giảm xuống 278 vụ năm 2003 và 272 vụ năm 2004. Trong tổng số 1.150 vụ thì cướp tài sản có 63 vụ, cướp giật tài sản 45 vụ, cưỡng đoạt tài sản 26 vụ, lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản 31 vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sân 64 vụ, cố ý huỷ hoại tài sản 11 vụ và trộm cắp tài sản 910 vụ. Điều đáng quan tâm là tình hình dùng hung khí để uy hiếp, đe dọa hoặc đánh đập để cướp tài sản có chiều hướng gia tăng, từ 13 vụ năm 2003 tăng lên 19 vụ năm 2004. Sở dĩ có tình trạng đó là do nhận thức pháp luật còn hạn chế, ăn chơi đua đòi, thiếu sự quản lý giáo dục thường xuyên của gia đình, nhà trường và xã hội.
Trên lĩnh vực trật tự trị an và an toàn xã hội, tình hình vi phạm và tội phạm ngày càng có xu hướng giảm, từ 552- vụ năm 2002 xuống còn 340 vụ vào năm 2004. Tuy nhiên, các loại tội phạm giết người, hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em, cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng, tai nạn giao thông đã có ảnh hưởng lớn đến tình hình trật tự trị an của tỉnh nhà. Trong 1.766 vụ xảy ra trong 4 năm, thì số vụ giết người có tới 37 vụ, hiếp dâm 10 vụ. Điều đáng quan tâm là số trẻ em phạm tội có chiều hướng tăng.
Trước tình hình đó, thực hiện Chỉ thị 53/CT-TƯ của Bộ Chính trị về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp, Nghị quyết 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2002 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, Kế hoạch số 159/KH-VKSNDTC của Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Công văn số 458- CV/TƯ của Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế và chỉ thị hằng năm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong 5 năm (2001 - 2005) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn và thách thức, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần tích cực bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế và trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Nhằm góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm và tội phạm, hàng năm Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã chủ động họp bàn với lãnh đạo các cơ quan nội chính cùng cấp trong việc phối hợp công tác. Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tăng cường kiểm tra, chỉ đạo và kịp thời động viên, nên công tác kiểm sát điều tra, thực hành quyền công tố đã đạt được những thành tựu to lớn.
Nhờ tiếp nhận, quản lý và xử lý thông tin tội phạm kịp thời, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng phân loại xử lý và kết luận vụ việc, tăng cường hoạt động kiểm sát điều tra ngay từ khi khởi tố vụ án, chú trọng kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, tử thi, kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra, thực hiện tốt công tác thu thập chứng cứ theo quy định của bộ luật hình sự. Nhờ vậy, trong 4 năm (2001 - 2004), Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thụ lý kiểm sát điều tra 1.732 vụ với 2.564 bị can, cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra và đề nghị truy tố 1.358 vụ với 2.088 bị can. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã xử lý 1.373 vụ với 2.112 bị can trên tổng số 1.399 vụ với 1.957 bị can phải xử lý, đạt tỷ lệ 98,1%, quyết định truy tố 1.334 vụ với 2.058 bị can.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cũng chủ động phối hợp với các ngành Tư pháp, Công an, Tòa án, Thanh tra để xác định và giải quyết các vụ án phức tạp, nghiêm trọng. Trong 4 năm đã xác định được 104 vụ án trọng điểm, đã tập trung điều tra, truy tố, xét xử nhanh và nghiêm minh.
Trên lĩnh vực kiểm sát xét xử hình sự, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố cũng như kiểm sát việc xét xử của toà án cùng cấp nhằm bảo đảm các bản án đúng pháp luật, tránh được oan sai. Trong 5 năm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã hoàn thành tốt việc thụ lý kiểm sát xét xử án sơ thẩm, phúc thẩm, và giám đốc thẩm, làm cơ sở để tòa án xét xử đúng người, đúng tội.
Các vụ án mà Viện kiểm sát nhân dân hai cấp truy tố và Toà án đưa ra xét xử đảm bảo đúng luật, không oan sai, có tác dụng giáo dục tuyên truyền pháp luật, ngăn ngừa tội phạm, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Điển hình như các vụ: Nguyễn Văn Lý phạm tội “phá hoại chính sách đoàn kết” và “không chấp hành quyết định quản chế hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quản chế hành chính”, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt 15 năm tù giam và 5 năm quản chế sau khi chấp hành xong hình phạt tù năm 2001; Trần Văn Thi phạm tội “giết người” “cướp tài sản" xét xử lưu động tại trụ sở Hợp tác xã nông nghiệp I xã Thuỷ Phù, huyện Hương Thuỷ, có tới 1.000 người dân đến dự, kết quả Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo án tù chung thân vào năm 2002; vụ án Vũ Thị Thanh, trú tại 6 Ông ích Khiêm Huế, phạm tội “chứa mãi dâm” kết quả xét xử Toà án nhân dân đã tuyên phạt bị cáo 8 năm tù vào năm 2003.
Viện kiểm sát nhân dân tinh Thừa Thiên Huế còn tăng cường công tác kiểm sát giam giữ và cải tạo, thường xuyên theo dõi, quản lý tình hình, nắm chắc số lượng người bị tạm giữ, tạm giam và các thủ tục giam giữ, nhằm đảm bảo công tác giam giữ và cải tạo thực hiện đúng pháp luật. Hằng năm, thông qua các đợt kiểm sát giam giữ và cải tạo, hầu hết các trường hợp giam giữ đều có lệnh và quyết định hợp pháp, các chế độ giam giữ đều đảm bảo đúng luật định, không có trường hợp nào quá hạn tạm giam, giữ. Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh còn tham gia kiểm tra, thẩm định hồ sơ của phạm nhân và đối chiếu với pháp luật, đề nghị tòa án ra quyết định giảm án, tha tù trước thời hạn cho 403 người năm 2001, cho 364 người năm 2002, cho 650 người năm 2003 và cho 729 người năm 2004, tạo điều kiện để họ trở về sum họp với gia đình.
Đối với công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, trong 4 năm trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 2.629 vụ tranh chấp dân sự và hôn nhân gia đình. Năm 2004 có số vụ án cao nhất với 731 vụ, năm 2001 có số vụ án thấp nhất với 563 vụ; trong đó, tranh chấp dân sự 729 vụ, tập trung vào nợ, nhà đất, thừa kế, sở hữu tài sản... và chủ yếu là xảy ra ở thành phố Huế. Tranh chấp hôn nhân gia đình 1.900 vụ, nhưng gần 90% là án xin ly hôn do bị đánh đập ngược đãi hay ngoại tình; độ lứa tuổi ly hôn tập trung từ 28 đến 54 tuổi. Phần lớn các vụ án dân sự đều được giải quyết có lý, có tình và có tính thuyết phục cao.
Từ 2001 đến 2004, công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, lao động, kinh tế và phá sản doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai, các quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp, chưa hề có doanh nghiệp nào gởi đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Trong 117 vụ thì có tới 99 vụ án hành chính đã được Viện kiểm sát nhân dân hai cấp thụ lý và đã giải quyết 76 vụ, đạt tỷ lệ 76,76%, án kinh tế thụ lý 18 vụ và được giải quyết 100%. Nhìn chung, các quyết định do Tòa án ban hành đều phù hợp với quy định của pháp luật.
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân cũng được coi trọng. Thực hiện các quy định của luật khiếu nại, tố cáo, Nghị định 67/CP của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế số 12 ra ngày 20- 3-2000 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hàng tháng Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã tổ chức triển khai việc tiếp dân thường xuyên tại trụ sở Viện kiểm sát. Nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, việc đền bù giải phóng mặt bằng, nhà ở... Phần lớn các khiếu nại, tố cáo của công dân đều được lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân hai cấp xem xét giải quyết. Các vụ án phức tạp, kéo dài, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành đều được tập trung phối hợp giải quyết dứt điểm theo chỉ dạo của Thủ tướng Chính phù.
Hằng năm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tăng cường phối hợp với các cơ quan Tòa án, Công an, để tiến hành thường xuyên công tác kiểm sát thi hành án bao gồm án hình sự và án dân sự. Từ năm 2001 đến 2004, đã lập hồ sơ kiểm sát thi hành án hình sự 2.134 bị án, Toà án đã thi hành án 2.013 bị án, chiếm tỷ lệ 94,3%, còn lại 121 bị án chưa thi hành, trong đó Toà án chưa ra quyết định thi hành 4 bị án, hoãn thi hành 30 bị án; Công an chưa áp giải 16 bị án và trốn, đã truy nã 71 bị án. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh còn tiến hành trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành án ở hầu hết các đơn vị cấp xã, phường của các huyện và thành phố, Phòng PC 16, PC 35 và PA 24 thuộc Công an tỉnh, nhằm phát hiện và kiến nghị yêu cầu khắc phục sửa chữa vi phạm, về thi hành án dân sự, tổng số phải thi hành trong 4 năm là 14.100 việc, đã thi hành xong 4.577 việc, số còn lại phần lớn đang tiếp tục thi hành, tạm đình chỉ thi hành, trả đơn yêu cầu thi hành và uỷ thác thi hành. Toàn bộ số tiền và tài sản quy ra tiền được chi trả cho người được thi hành án và nộp ngân sách Nhà nước.
Trong 5 năm đầu thế kỷ XXI, tình hình an ninh chính trị, kinh tế và trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp, nhưng nhờ có ý chí cách mạng và tinh thần trách nhiệm, nên cán bộ, kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành tựu lớn lao, được xã hội thừa nhận. Các năm 2001, 2003, 2004 được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng thưởng Cờ thi đua; năm 2003 được Chủ tịch Hội đồng thi đua Trung ương tặng Bằng khen trong phong trào thi đua 5 năm 1998 - 2002 và Viện kiểm sát nhân dân huyện Hương Thuỷ được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3. Trong 4 năm 2001 - 2004, đã có 61 lượt cán bộ đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 20 đơn vị đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, 8 đơn vị được tặng thưởng cờ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân, 17 đơn vị đạt tập thể lao động giỏi, 13 đơn vị được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng thưởng Bằng khen và 2 đơn vị được nhận bằng khen của Chính phủ
Như vậy, sau hơn 15 năm xây dựng và phát triển kể từ khi tách tỉnh, trong điều kiện tình hình thế giới đã có nhiều biến đổi, cùng với mặt trái của thời mở cửa, của kinh tế thị trường đã tác động đến tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế; nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lực lượng cán bộ, kiểm sát viên ngành Kiểm sát tỉnh Thừa Thiên Huế đã vượt qua những khó khăn và thách thức, bằng trí thông minh và sáng tạo, đã đồng lòng, đồng sức, cùng với các ngành Nội chính tập trung đấu tranh với mọi loại đối tượng, vừa phải xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh, góp phần trả lại sự thanh bình cho mọi gia đình, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Thành công đó là niềm tin và sức mạnh để Viện kiểm sát nhân dân Thừa Thiên Huế tiếp tục vươn lên đạt nhiều kết quả tốt trong quá trình xây dựng và trưởng thành.