I. VIỆC HỢP NHẤT CÁC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở BÌNH TRỊ THIÊN (1976)
Theo tinh thần Nghị quyết 245 ngày 20-9-1975 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về việc hợp nhất 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên; ngày 27- 12-1975 Ban Chỉ đạo hợp nhất tỉnh Bình Trị Thiên ra thông báo số 586/VP triển khai công tác thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng về việc hợp nhất tỉnh cho các Tỉnh uỷ, ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh. Thực hiện chủ trương trên, từ ngày 15-01-1976 các ty, phòng trực thuộc, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn Bình Trị Thiên tiến hành họp bàn đánh giá tình hình hoạt động, công tác tổ chức cán bộ, hiện trạng cơ sở vật chất, những công việc đang triển khai và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch trong năm 1976; xác định chức năng nhiệm vụ mới khi hợp nhất tỉnh, trên cơ sở đó dự kiến tổ chức bộ máy biên chế, bố trí cán bộ và đề ra kế hoạch hợp nhất, tổng hợp tình hình và lấy ý kiến thảo luận báo cáo với Ban chỉ đạo.
Hoà chung không khí chuẩn bị hợp nhất của các ban ngành, trong hai ngày 15 và 16-01-1976, các Viện kiểm sát nhân dân tại Bình Trị Thiên tiến hành Hội nghị hợp nhất. Tham gia hội nghị gồm một số thành viên đại diện các đơn vị, như Quảng Bình có đồng chí Viện trưởng Trần Thường Khiêm, đồng chí Dương Văn Huyến là Kiểm sát viên; Vĩnh Linh có đồng chí Thạnh là Phó Viện trưởng; Quảng Trị có đồng chí Nguyễn Hữu Phước phụ trách Công tố; Thừa Thiên có đồng chí Viện trưởng Võ Văn An cùng các đồng chí Trần Viết Hường là Kiểm sát viên phụ trách Văn phòng - Tổ chức, đồng chí Lương Á Châu là cán bộ. Ngoài ra, Hội nghị hợp nhất nầy còn có sự tham dự của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, gồm đồng chí Thêm là Kiểm sát viên cao cấp - Vụ phó Vụ Tổ chức, đồng chí Uẩn là cán bộ. Đồng chí Lê Tự Đồng, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên, Trưởng ban chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh cũng tham gia chỉ đạo Hội nghị.
Căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi địa phương, Hội nghị nhận định:
Về chính trị, ở Quảng Bình, Vĩnh Linh cơ bản đạt được sự ổn định về chính trị và thống nhất cao về tinh thần cách mạng trong nhân dân; ngược lại, ở Quảng Trị và Thừa Thiên là vùng mới giải phóng, lực lượng phản cách mạng chưa bị quét sạch, tình hình trật tự - trị an còn nhiều vấn đề phức tạp, an ninh quốc phòng phải được củng cố, nên cần phải ngăn chặn các hoạt động phá hoại của bọn phản động trong nước câu kết với các tổ chức phản động quốc tế chống phá cách mạng, đập tan các kế hoạch “hậu chiến” của địch nhằm bảo vệ và tăng cường sức mạnh của chính quyền cách mạng; do vậy, ngành Kiểm sát cần phải nỗ lực không ngừng, thực sự là công cụ bảo vệ của Đảng.
Trên lĩnh vực kinh tế, Quảng Bình, Vĩnh Linh đã trãi qua 20 năm cải tạo, xây dựng và trưởng thành, nền kinh tế chỉ còn 3 thành phần. Tuy nhiên, công tác quản lý lại chưa đi vào nề nếp, chặt chẽ, tình trạng tham ô, lãng phí, cố ý làm trái vẫn còn xảy ra, mà đối tượng chủ yếu là các thủ kho và kế toán (ở Quảng Bình 70% thủ kho, kế toán có vi phạm, 70% hợp tác xã tín dụng có tham ô, nhiều xã có Hợp tác xã mua bán hết vốn kinh doanh; Vĩnh Linh có 17/27 thủ kho làm thiếu hụt hàng hoá, cá biệt có thủ kho làm thiếu hụt 60 tấn lương thực, Ty Lương thực có 46% (118/253) cán bộ công nhân viên tham ô, lợi dụng). Trong khi đó ở Thừa Thiên và Quảng Trị vẫn còn tồn tại nền kinh tế 5 thành phần, nên tình trạng tham ô, lãng phí, cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách chế độ đã xảy ra khá phức tạp (Quảng Trị có 4 vụ, Thừa Thiên có 4 vụ). Thực tế đó đòi hỏi công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm ở hai khu vực có sự khác nhau, mà ngành Kiểm sát đóng vai trò hết sức quan trọng.
Về văn hoá, vẫn có sự khác biệt vì Thừa Thiên, Quảng Trị mới được giải phóng, đang còn ảnh hưởng nặng nề văn hoá nô dịch của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, đòi hỏi ngành Kiểm sát cần phải góp phần đấu tranh bài trừ các văn hoá phẩm đồi truy, mê tín dị đoan, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền văn hoá văn nghệ cách mạng, xây dựng nếp sống văn hoá mới, con người mới.
Bên cạnh những khác biệt về tình hình chính trị, kinh tế, vàn hoá, khâu tổ chức và nhân sự trong ngành giữa các địa phương cũng có sự không đồng nhất: ngành Kiểm sát ở Quảng Bình - Vĩnh Linh đã qua 15 năm xây dựng và trưởng thành, tổ chức và biên chế cán bộ tương đối hoàn chính; còn Thừa Thiên Huế chỉ mới có quyết định thành lập Viện kiểm sát nhân dân, cán bộ trong ngành ở tỉnh, huyện, thành phố biên chế chưa đầy đủ, kinh nghiệm chưa có. Đó là những khó khăn trước mắt cần phải khắc phục. Tuy nhiên, do Viện kiểm sát tỉnh Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đấu tranh phòng và chống vi phạm, tội phạm; các Cấp uỷ Đảng cũng như Uỷ ban nhân dân các cấp luôn tạo điều kiện cho hoạt động kiểm sát; nên đó là những thuận lợi không nhỏ đối với ngành Kiểm sát trong việc hợp nhất các đơn vị thành Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên
Căn cứ vào đặc điểm tình hình và phương hướng phát triển của tỉnh mới thành lập, tại Hội nghị hợp nhất thành lập Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên, đồng chí Lê Tự Đồng - Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Trưởng ban chỉ đạo hợp nhất đến dự, đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ như sau: “Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, phương hướng tiến lên của tỉnh, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, ra sức vận dụng chức năng kiểm sát một cách tổng hợp và toàn diện, kiểm sát tuân theo pháp luật trong mọi lĩnh vực: trị an, an ninh, kinh tế - văn hoá, xã hội. Góp phần bảo đảm trật tự an ninh, xã hội. Trước mắt đấu tranh chống luận điệu tuyên truyền xuyên tạc chế độ, xuyên tạc thống nhất đất nước, chống bọn gián điệp cài lại, bọn phản động đội lốt tôn giáo, chống nạn cướp của, giết người, trộm cắp, lừa đảo ảnh hưởng đến an ninh - trật tự xã hội. Chống tệ nạn tham ô hối lộ, lạm quyền làm sai chính sách, đầu cơ buôn lậu, phá rối thị trường. Chống văn hoá nô dịch, xì ke, ma tuý... Nhằm phục vụ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là phục vụ cho nông - lâm - ngư - nghiệp, đồng thời chú trọng đến thương nghiệp, phục vụ đời sống nhân dân” .
Sau Hội nghị hợp nhất, theo Quyết định số 09/BTP-QĐ ngày 23-4-1976 của Bộ Tư pháp và Quyết định số 09/QĐ-UB ngày 08-5-1976 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã chính thức ra đời. Trụ sở mới của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh được dời về cụm đường Thạch Hãn - Thanh Hương - Phùng Hưng - Tuệ Tĩnh - Tịnh Tâm thuộc phường Thuận Hòa, thành phố Huế.
Bám sát phương hướng, nhiệm vụ do Hội nghị hợp nhất đề ra, Viện Kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã khẩn trương ổn định về mặt tổ chức và bước đầu đi vào hoạt động. Ngay từ những tháng đầu tiên nhập tỉnh Viện kiểm sát Bình Trị Thiên đã thực hiện kiểm sát trên tất cả các lĩnh vực bảo vệ dân chủ góp phần xây dựng chính quyền cách mạng, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh - trật tự xả hội; xây dựng mối quan hệ với các ban ngành công an, toà án, thanh tra...
Chấp hành chỉ thị 229/CT-TW ngày 20-01-1976 của Trung ương về việc đấu tranh khắc phục những vi phạm về dân chủ, Viện kiểm sát nhân dân các huyện Phú Vang, Phong Điền, A Lưới, Triệu Phong, Gio Linh đã tiến hành phổ biến 3 Sắc luật 01, 02, 03/SL-1976; giới thiệu về tổ chức hoạt động của ngành Kiểm sát cho cán bộ Đảng và cán bộ dân chính của các huyện và xã. Viện kiểm sát tỉnh cũng như một số huyện, thị, thành phố phối hợp với Ty Công an nghiên cứu 3 sắc luật nói trên, xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi ngành trong việc bắt - giam - tha, bảo đảm quyền tự do, danh dự của công dân.
Đối với lĩnh vực bảo vệ trật tự trị an, trong 2 tháng đầu sau khi nhập tỉnh, Viện kiểm sát Bình Trị Thiên đã kiểm sát đưa ra truy tố 24 vụ án trị an và 1 vụ án chính trị phản động. Kiểm sát cấp huyện tham gia xét xử sơ thẩm 41 vụ án trị an. Tiêu biểu cho việc truy tố án chính trị phản động trong thời gian này là vụ án của tổ chức phản cách mạng với tên gọi “Mặt trận nhân dân phục quốc” do Trần Tăng Thành, nguyên thiếu uý tâm lý chiến quân đội chính quyền Sài Gòn, cầm đầu vào tháng 6-1976. Đối, với những vụ án trọng điểm, Viện kiểm sát đã chủ động bàn bạc giữa 3 ngành Công an - Toà án - Viện kiểm sát để có sự thống nhất trong việc giải quyết án, chú trọng xây dựng điểm pháp chế, nhằm phát hiện vi phạm dân chủ, bước đầu xây dựng nề nếp quản lý trật tự trị an và an toàn xã hội ở địa phương. Trong việc giải quyết đơn khiếu nại tố cáo, thông qua hoạt động kiểm sát vi phạm vấn đề dân chủ, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã giải quyết đơn thư của quần chúng phản ánh một số cán bộ vi phạm chế độ bắt người, khám nhà, giữ đồ vật, làm không đúng thủ tục, sai nguyên tắc...
Về lĩnh vực dân sự, Viện kiểm sát nhân dân đã tác động với Toà án giải quyết nhanh, gọn các vụ, việc, đúng pháp luật hợp lý hợp tình.
Công tác kiểm sát của Viện kiểm sát Bình Trị Thiên trong thời gian đầu nhập tỉnh đã có những nỗ lực vượt bậc, bước đầu đặt nền tảng cho công tác kiểm sát trong những năm tiếp theo.
II. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN BÌNH TRỊ THIÊN TRONG NHỮNG NĂM 1976 - 1980
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 12-1976 thành công tốt đẹp đã tạo bầu không khí phấn khởi cho người dân cả nước nói chung, người dân Bình Trị Thiên nói riêng bắt tay vào việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Đối với ngành kiểm sát, Chỉ thị số 02/CT năm 1976 của đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về một số công tác trong tình hình mới đã nêu rõ: “Yêu cầu cách mạng đòi hỏi cán bộ kiểm sát phải chuyển biến sâu sắc trong cách nghĩ, cách làm, chúng ta phải đứng trên quan điểm cả nước, quan điểm sản xuất lớn chủ nghĩa xã hội, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, trình độ và nghiệp vụ, ra sức tu dưỡng đạo đức cách mạng để làm tốt hơn nữa công tác kiểm sát, góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng cúa cả nước”.
Căn cứ vào tình hình thực tế và nhiệm vụ chính trị của địa phương, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã đi vào khảo sát trên các lĩnh vực bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, bảo vệ chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa và chế độ quản lý kinh tế, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Bình Trị Thiên lần thứ nhất (vòng II) nêu rõ: “Các cơ quan càng phải thể hiện quyền làm chủ của quần chúng trong công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội, trong công tác xây dựng chính quyền, kiên quyết chống tệ nạn quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí... Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra phải đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của quần chúng”.
Cuối năm 1976 đầu năm 1977, ngành Kiểm sát Bình Trị Thiên đã đi sâu chú ý đến việc bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân lao động trong việc bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp; tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật xuống cơ sở, xây dựng điểm pháp chế ở các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã xây dựng điểm pháp chế tiên tiến ở xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Phú (nay thuộc Thuỷ Thanh, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế), từ đó nhân ra các điểm của nhiều huyện.
Trong công tác bầu cử, Viện kiểm sát đã phát hiện 2 trường hợp không đủ tư cách ứng cử viên, nên đã kiến nghị Hội đồng bầu cử đưa ra khỏi danh sách ứng cử. Thông qua công tác kiểm sát các trại tạm giam, trại cải tạo, Viện kiểm sát đã phát hiện một số trường hợp bắt người, khám xét, tịch thu hàng hoá không có căn cứ; việc bắt giam, tha không có phê chuẩn của Viện kiểm sát, vi phạm đến quyền dân chủ của công dân.
Trong công tác giải quyết đơn khiếu tố, Viện kiểm sát cũng đã phối hợp đồng bộ giữa các khâu công tác, giữa các ban ngành nên đã kịp thời giải quyết thoả đáng.
Tuy công tác bảo vệ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động là một lĩnh vực rộng lớn, nhưng Viện kiểm sát Bình Trị Thiên trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ngành cũng đã cố gắng đi đúng phương hướng theo Chỉ thị 02 của đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Trong đấu tranh bảo vệ chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa và chế độ quản lý kinh tế, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã đi sâu kiểm sát các lĩnh vực công - nông - ngư nghiệp trong toàn tỉnh, phát hiện những vi phạm trong quản lý, bảo quản nguyên vật liệu, khai man để hưởng tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm, và các vi phạm về giao nhận hàng hoá ở một số cơ quan. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh cũng đã kiểm sát tại chỗ Trạm hải sản Thuận An, góp phần giúp cho ngành chủ quản chấn chỉnh công tác quản lý, kịp thời khai thác thế mạnh của địa phương.
Đối với việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngành Kiểm sát Bình Trị Thiên đã phối hợp một số ban ngành kịp thời ngăn chặn các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của bọn phản cách mạng, phối hợp với Công an, Ủy ban Mặt trận một số huyện đấu tranh chống kẻ địch lợi dụng tôn giáo phá hoại thành quả cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Kết hợp với công tác chuyên môn, Viện kiểm sát tỉnh, thành phố và các huyện, thị xã đã vận dụng chức năng kiểm sát phục vụ Nghị quyết 228/NQTW của Bộ Chính trị, cùng với các ngành hữu quan phân loại vụ việc xảy ra và vận dụng chính sách pháp luật để xử lý, góp phần ngăn ngừa sơ hở trong quản lý kinh tế và xã hội, nhất là các ngành vật tư, lương thực, giao thông vận tải...Tiến hành tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi trong quần chúng nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, ngày 05-3-1977 Tỉnh uỷ Bình Trị Thiên ra Nghị quyết 02 về vấn đề nhập huyện, trong đó khu vực Thừa Thiên Huế nhập các huyện Phú Lộc và Nam Đông thành huyện Phú Lộc, Hương Thuỷ và Phú Vang thành huyện Hương Phú, Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thành Hương Điền, giữ nguyên huyện A Lưới và thành phố Huế.
Song song với hoạt động chuyên môn, Viện Kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên còn chú ý công tác xây dựng ngành, thực hiện kiện toàn bộ máy Viện kiểm sát từ tỉnh đến huyện. Ngày 25-02-1977 Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các Quyết định số 82, 85, 86/QĐ-TC bổ nhiệm đồng chí Trần Thường Khiêm giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên thay thế đồng chí Võ Văn An vào nhận công tác ở Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm Đà Nẵng, hai đồng chí Lê Thường Anh và Trần Viết Hường làm Phó Viện trưởng. Uỷ ban Kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên cũng được thành lập theo Quyết định số 81/QĐ-V9 ngày 25-02- 1977 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, gồm 5 đồng chí là:
1. Trần Thường Khiêm - Viện trưởng
2. Lê Thường Anh - Phó Viện trưởng
3. Trần Viết Hường - Phó Viện trưởng
4. Ngô Văn Định - Kiểm sát viên
5. Nguyền Hữu Phước - Kiểm sát viên
Tổng số cán bộ toàn ngành Kiểm sát của Bình Trị Thiên năm 1977 là 156 đồng chí, trong đó biên chế trong 6 tổ công tác tại Viện kiểm sát tỉnh là 59 đồng chí, biên chế trong 23 đơn vị Viện kiểm sát thành phố, thị xã, huyện là 97 đồng chí.
Trong quá trình công tác, Viện kiểm sát tỉnh đã kịp thời điều chỉnh số lượng và chất lượng cán bộ giữa các vùng, tiến hành thành lập mới cũng như hợp nhất một số Viện kiểm sát huyện trong tỉnh. Sau khi chấn chỉnh bộ máy, từ chỗ toàn ngành trong tỉnh có 23 đơn vị sau còn lại 14 đơn vị; biên chế mỗi đơn vị cấp huyện, thành phố thấp nhất là 5 người (như A Lưới), cao nhất là 12 người (thành phố Huế). Về đội ngũ lãnh đạo, hầu hết các Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị đều có Viện trưởng và Phó Viện trưởng, có huyện 2 Phó Viện trưởng. Cấp tỉnh có 7 tổ công tác, phần lớn đều có kiểm sát viên phụ trách.
Vào thời điểm năm 1977, đội ngũ cán bộ có chức danh pháp lý ngành kiểm sát Bình Trị Thiên ở cấp tỉnh gồm các đồng chí Viện trưởng và 2 Phó Viện trưởng, 5 Uỷ viên Uỷ ban Kiểm sát, 7 Kiểm sát viên; cấp huyện có 12 đồng chí Viện trưởng, 14 đồng chí Phó Viện trưởng, 17 đồng chí Kiểm sát viên. Cơ cấu tổ chức bộ máy từ tỉnh đến huyện được củng cố và hoàn thiện, tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động công tác kiểm sát. Ghi nhận những đóng góp của ngành Kiểm sát tỉnh trong năm 1977, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã công nhận nhiều đồng chí đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua.
Để tăng cường nhân lực cho hoạt động kiểm sát của tỉnh Bình Trị Thiên, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 18/QĐ-V9 ngày 06-01- 1978 cử đồng chí Hồ Ngọc Đàn, kiểm sát viên, tham gia Uỷ viên Uỷ ban Kiểm sát tỉnh. Bám sát chỉ thị của đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nhiệm vụ chính trị ở địa phương, năm 1978 toàn ngành tập trung phục vụ 3 nhiệm vụ chính là:
- Bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
- Bảo vệ chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa và chế độ quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự trị an xã hội.
Đối với nhiệm vụ phục vụ việc bảo vệ và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, thực hiện chủ trương xây dựng điểm tiên tiến về tuân theo pháp luật, các Viện kiểm sát huyện, thị, thành đã chú ý đến việc nâng cao một bước trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở.
Thông qua việc duy trì quyền công tố các vụ án hình sự, dân sự, kiểm sát viên đã lấy người thật việc thật để phân tích, góp phần tuyên truyền giáo dục pháp luật. Công tác kiểm sát giam giữ, kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu tố cũng đã có hoạt động tích cực, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
Đối với nhiệm vụ bảo vệ chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa và chế độ quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa, Viện kiểm sát các cấp đã đi sâu vào các lĩnh vực lương thực, nông nghiệp... Trong quý I năm 1978, có 10/14 đơn vị cấp huyện có kết luận công tác kiểm sát phục vụ ngành lương thực, và đã chỉ ra những thiếu sót cho đơn vị được kiểm tra, được các đơn vị chấp nhận sửa chữa; đã phát hiện và khởi tố điều tra 14 vụ án, nhanh chóng đưa ra truy tố xét xử 10 vụ án xâm hại lương thực Nhà nước.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, một số Viện kiểm sát huyện đã đi vào kiểm sát các công trình thuỷ lợi, phát hiện vi phạm trong công tác quản lý lao động, lãng phí vật tư, tham ô, móc ngoặc, bớt xén chế độ tiêu chuẩn của nhân công của một số Ban chỉ huy công trường.
Đối với nhiệm vụ trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự trị an xã hội, nhờ nắm vững tình hình an ninh chính trị ở địa phương, các Viện kiểm sát huyện, thị, thành đã kịp thời trấn áp bọn phản cách mạng, ngăn chặn các luận điệu phản tuyên truyền, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Kịp thời chỉ đạo việc nghiên cứu hồ sơ, trực tiếp kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử những vụ án đó. Trong thời gian này, lợi dụng tình hình khó khăn của ta về kinh tế, tình hình căng thẳng ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, bọn phản động ngóc đầu dậy tung ra những luận điệu tâm lý hết sức phản động. Chúng tổ chức cái gọi là “Mặt trận thống nhất dân quân phục quốc”, “Mặt trận phục quốc Trị Thiên”; tổ chức treo cờ 3 que tại nhà Thông tin thành phố Huế, Nhà hát lớn, chợ Đông Ba; phá Lễ đài trước Phu Văn Lâu, đài Phát thanh thị xã Đông Hà, ném lựu đạn vào buổi biểu diễn văn nghệ của quân đội ở Phú Vang; tổ chức người vượt biên, vượt biển trốn đi nước ngoài... Cùng với Ty Công an Bình Trị Thiên, ngành Kiểm sát Bình Trị Thiên đã góp phần phát hiện, ngăn chặn hoạt động của các tổ chức phản động nói trên, góp phần trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ an ninh chính trị trên địa bàn.
Những vụ án điển hình trong thời gian này mà Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã góp phần đấu tranh thắng lợi như vào 30-5-1978 đã xoá tổ chức "Mặt trận phục quốc Trị Thiên” do Phạm Lự cầm đầu (từ cuối năm 1977 đến đầu năm 1978), bắt 31 tên, thu nhiều tang vật và vũ khí cùng nhiều tài liệu phản động khác. Cũng trong năm 1978, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên còn góp công lớn vào việc phá tan tổ chức “Mặt trận thống nhất dân quân phục quốc” do Nguyễn Nhuận và Tống Châu Khang cầm đầu.
Trong lĩnh vực trị an - xã hội, Viện kiểm sát các cấp đã trực tiếp kiểm sát, điều tra những vụ án trị an có tính chất nghiệm trọng, sớm kết thúc điều tra chuyển toà án xét xử nhằm phát huy tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung, Năm 1978, ngành Kiểm sát Bình Trị Thiên đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Qua một năm phấn đấu liên tục, năm 1978, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã được Chính phủ tặng Cờ luân lưu và Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên được Viện kiểm sát nhân dân tối cao công nhận Tổ lao động xã hội chủ nghĩa gồm tổ KSTTPL, tổ KSĐT án kinh tế, tổ KSĐT án trị an, Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Lộc, Viện kiểm sát nhân dân huyện Phong Điền. Nhiều cá nhân được Viện kiểm sát nhân dân tối cao công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua.
Năm 1979, bộ máy tổ chức ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh được tăng cường, từ 7 tổ công tác lên thành 9 tổ công tác theo hướng chuyên sâu về nghiệp vụ, đề cao trách nhiệm của từng khối, từng tổ, và từng cá nhân. Toàn ngành phấn đấu hoàn thành chương trình công tác, tham mưu đắc lực cho lãnh đạo và chỉ đạo chung. Số cán bộ được bố trí theo mỗi tổ từ 3 đến 8 người, trong đó có ít nhất 1 kiểm sát viên làm tổ trưởng, về bộ phận lãnh đạo Viện tỉnh, ngày 19-4-1979 Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định 175/QĐ-TC bổ nhiệm đồng chí Hồ Ngọc Đàn giữ chức Phó Viện trưởng thay đồng chí Phó Viện trưởng Lê Thường Anh nghỉ hưu.
Bên cạnh việc tăng cường về số lượng cán bộ, Viện kiểm sát tỉnh còn chú ý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, tài liệu; đã gởi cán bộ đi học các lớp 2 tháng, 6 tháng về nghiệp vụ kiểm sát, lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, mời giảng viên về mở lớp trung cấp đầu tiên cho 24 cán bộ trong ngành.
Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên còn chú ý đến việc xây dựng khối đoàn kết trong toàn ngành, trong nội bộ cơ quan, kiên quyết thi hành kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm nguyên tắc hoạt dộng của ngành.
Trên mặt trận bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, thực hiện kế hoạch “778” nhằm sẵn sàng đối phó với khả năng xảy ra chiến tranh lớn, ngành Kiểm sát dã phối hợp phát hiện ra những đầu mối hoạt động của CIA và các nhóm phản động khác, phá được 3 vụ án nhen nhóm phản cách mạng, bắt 18 tên cầm đầu nguy hiểm, ngăn chặn được một số vụ trốn đi nước ngoài. Đặc biệt vào tháng 4-1979, Viện đã phối hợp các cơ quan chức năng phá vụ án tổ chức giết người, cướp tàu thuyền trốn đi nước ngoài với mục đích phản cách mạng do Trần Minh Châu cầm đầu; phát hiện và xử lý tổ chức lấy tên là “Mặt trận Thanh niên Việt Nam yêu nước” ở trại cải tạo Bình Điền; kiên quyết đấu tranh với những phần tử lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng ở thành phố Huế.
Thành tích năm 1979 của ngành Kiểm sát tỉnh được ghi nhận qua việc Viện kiểm sát nhân dân tối cao công nhận tổ Lao động xã hội chủ nghĩa đối với 2 tập thể tổ KSĐT án kinh tế và Viện kiểm sát nhân dân huyện Hương Điền.
Năm 1980, tình hình chính trị - kinh tế - văn hoá trong cả nước có nhiều biến chuyển, Hiến pháp năm 1959 tỏ ra không còn phù hợp với tình hình mới. Sau một thời gian trưng cầu ý kiến của các tầng lớp nhân dân, Quốc hội nước ta ban hành Hiến pháp năm 1980. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một bước chuyển biến trong quá trình phát triển của đất nước. Hiến pháp mới ra đời tạo tiền đề vững chắc cho việc tăng cường và hoàn thiện bộ máy Nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nói về Viện kiểm sát nhân dân, điều 137 của Hiến pháp mới quy định: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ và cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiệm chinh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình”.
Trên cơ sở chức năng của ngành, năm 1980, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã đáp ứng kịp thời tình hình nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, bao gồm công tác kiểm sát phục vụ phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, phục vụ việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, tăng cường quốc phòng và an ninh biên giới, tăng cường chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Trong việc phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, Viện kiểm sát đã tập trung bảo vệ những quyền lợi chính đáng của nhân dân, như phát hiện, kiến nghị, bãi bỏ những trạm kiểm soát gây phiền hà cho nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã yêu cầu bãi bỏ 7 nơi giam giữ trái phép ở các phường, xã. Trong công tác giam giữ, các Viện kiểm sát huyện đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm trong việc giam, giữ người quá hạn luật định, đã kiến nghị các ngành hữu trách khắc phục, sửa chữa. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tổ chức tuyên truyền cho 49.968 lượt người nghe, thường xuyên viết bài cho các Báo, Đài để tuyên truyền, giải thích pháp luật.
Đối với nhiệm vụ thực hiện kế hoạch Nhà nước, thông qua các biện pháp nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã đi vào kiểm sát 8 đơn vị, chủ yếu là các ngành Thương nghiệp, Nông nghiệp, Giao thông vận tải... đã phát hiện nhiều đơn vị vi phạm chế độ quản lý tài sản xã hội chủ nghĩa, vi phạm trong việc sử dụng ruộng đất canh tác; hỗ trợ cho cơ quan chủ quản thu hồi tài sản Nhà nước bị thất thoát.
nhiệm vụ phục vụ tăng cường quốc phòng, an ninh biên giới, ổn định chinh trị và trật tự an toàn xã hội, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã kiểm sát việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội, việc chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự, giáo dục, động viên số quân nhân đào ngũ trở lại đơn vị.
Trong lĩnh vực an ninh chính trị và trật tự toàn xã hội, Viện kiểm sát nhân dân Bình Thiên đã phối hợp với các ngành Công an, Toà kịp thời xử lý nghiêm khắc bọn gián điệp, bọn phản cách mạng, đưa ra xét xử công khai một số vụ án điểm nhằm nâng cao công tác giáo dục phòng ngừa chung.
Song song với công tác chuyên môn, Viện Kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên còn chú ý công tác xây dựng ngành, dần dần củng cố tổ chức từ tỉnh đến huyện. Tính đến tháng 9-1980, biên chế toàn ngành có 164 đồng chí (tỉnh 57, huyện 107). Đã thực hiện bổ nhiệm 9 đồng chí có chức năng pháp lý, giải quyết chế độ cho 10 đồng chí nghỉ hưu, 1 đồng chí nghỉ mất sức; cử 4 đồng chí đi học trường Trung cấp Kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh và Cao đẳng Kiểm sát khoá II tại Hà Nội; khai giảng lớp bổ túc nghiệp vụ chương trình trung cấp cho 29 đồng chí. Ngoài ra, ngành còn chú ý chống tiêu cực, làm trong sạch nội bộ ngành. Phần lớn cán bộ trong ngành đều giữ vững phẩm chất đạo đức người cán bộ kiểm sát.
Để phù hợp hơn với tình hình và nhiệm vụ trong giai đoạn mới, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được sửa đổi. Một lần nữa chức năng của ngành Kiểm sát lại được khẳng định trong Hiến pháp và luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đòi hỏi các Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố bằng những công tác sau đây:
• Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các văn bản pháp quy và biện pháp của cán bộ và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hành vi của các nhân viên Nhà nước và công dân.
• Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của cơ quan Công an và các cơ quan điều tra khác.
• Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của Toà án nhân dân.
• Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc chấp hành các bản án và quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực.
• Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giám giữ và cải tạo.
Với những thay đổi này, trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân càng nặng nề, đòi hỏi mỗi cán bộ ngành Kiểm sát phải thật cố gắng để tự hoàn thiện mình. Đây là thời điểm đất nước đang ở trong giai đoạn khủng hoảng giá - lương - tiền, đời sống của các tầng lớp nhân dân cũng như cán bộ công nhân viên vô cùng khó khăn; tình hình tiêu cực, tệ làm ăn phi pháp ở ngoài xã hội ngày càng diễn biến phức tạp. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ ngành Kiểm sát vẫn giữ được phẩm chất, đạo đức của mình, những biểu hiện tiêu cực tuy có xảy ra nhưng không đáng kể, cán bộ ngành Kiểm sát Bình Trị Thiên vẫn tập trung làm tốt chức năng nhiệm vụ của ngành. Nhờ những thành tích đạt được, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra Quyết định khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đạt danh hiệu Đơn vị tiên tiến; các tập thể Tổ KSĐT án kinh tế và Viện kiểm sát nhân dân Hương Điền đạt danh hiệu Tổ lao động xã hội chủ nghĩa; nhiều đồng chí được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua.
III. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN BÌNH TRỊ THIÊN NHỮNG NĂM 1981 - 1985
Năm 1981 là năm mở đầu cho kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981 - 1985) của Nhà nước. Dựa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Bình Trị Thiên lần thứ II tổ chức từ ngày 6 đến 11-01-1981, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã bám sát tình hình thực tế ở địa phương và triển khai nhiệm vụ của toàn ngành ở tất cả các khâu công tác.
Trong công tác kiểm sát phục vụ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát tỉnh đã phát hiện 23 vụ vi phạm, kiến nghị yêu cầu sửa chữa 20 vụ. Công tác giải quyết đơn cũng được quan tâm hơn.
Các Viện kiểm sát huyện đã đi vào kiểm sát một số lĩnh vực thương nghiệp, nông nghiệp. Thực hiện Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm, các Viện kiểm sát Hương Điền, Hương Phú đã đi vào kiểm tra một số hợp tác xã về việc thực hiện chế độ khoán sản phẩm.
Trong kiểm sát điều tra, đã kiểm sát điều tra 573 vụ án các loại, xử lý 435 vụ, trong đó án kinh tế 158 vụ, án trị an 277 vụ. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị, thành phố đã phân công cán bộ theo dõi, hướng dẫn thu thập đầy đủ chứng cứ vụ án theo phương châm “Không bỏ lọt một người gian, không làm oan một người ngay”. Đặc biệt với những vụ án trọng điểm án thời sự, Viện kiểm sát nhân dân đã phân công kiểm sát viên có kinh nghiệm kiểm sát điều tra ngay từ đầu, phối hợp với các ngành trong khối nội chính thúc đẩy tiến độ điều tra, kịp thời đưa ra truy tố, xét xử đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Trong kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm chắc chứng cứ, áp dụng đúng điều luật. Qua kiểm sát xét xử, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã kháng nghị 22 vụ, hầu hết các vụ Viện kiểm sát kháng nghị đều được Toà án tỉnh chấp nhận.
Trong kiểm sát xét xử các vụ án dân sự, đã phát hiện những vi phạm của toà án, kịp thời có kiến nghị, yêu cầu ngành bạn khắc phục, sửa chữa. Tổ Dân sự Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện kiểm sát việc thực hiện hợp đồng kinh tế hai chiều, phát hiện những vi phạm trong thủ tục ký kết hợp đồng, dẫn đến việc thực hiện hợp đồng không được đầy đủ.
Công tác kiểm sát giam giữ, cải tạo, chấp hành án cũng được duy trì đều đặn. Đã tiến hành định kỳ kiểm tra trại giam và các trại cải tạo của tỉnh. Qua kiểm tra, khi phát hiện vi phạm đều có kiến nghị, yêu cầu ngành liên quan khắc phục thiếu sót. Ở cấp huyện duy trì đều đặn một tuần hoặc 3 ngày kiểm tra một lần nơi tạm giữ, tạm giam của Công an cùng cấp, phân loại xử lý nhằm hạn chế những vi phạm trong công tác bắt, giữ ở cơ sở.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội, thực hiện các Nghị quyết 03 (21-4- 1981) và 05 (24-6-1981) của Thường vụ Tỉnh uỷ về quốc phòng an ninh vùng biển, nâng cao cảnh giác cách mạng, tăng cường chuyên chính vô sản, kiên quyết chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, ra sức bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ngành Kiểm sát đã cùng với các cơ quan chức năng và nhân dân phát hiện được 7 vụ trốn ra nước ngoài rồi xâm nhập trở lại bằng đường biển với 109 đối tượng, 6 vụ xâm nhập biên giới trái phép, bắt tập trung cải tạo 25 đối tượng phản cách mạng và 19 đối tượng hình sự, cảnh cáo răn đe 121 đối tượng, điều chuyển 52 đối tượng ra khỏi khu vực biên phòng.
Công tác tổ chức cán bộ có sự thay đổi, từ chỗ 9 tổ công tác ở cấp tỉnh đã thành lập 9 phòng, và 3 bộ phận ở cấp huyện, bổ nhiệm thêm một số cán bộ có chức danh pháp lý. Chú ý nâng cao chất lượng cán bộ cấp huyện, giải quyết cho cấp huyện có đủ khả năng để thực hiện việc tăng thẩm quyền, ở cấp lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, ngày 10-12- 1981 Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định số 666/QĐ-TC bổ nhiệm đồng chí Cao Văn Thiêm giữ chức vụ Phó Viện trưởng.
Với những thành tích trên, cuối năm Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã công nhận danh hiệu Đơn vị Tiên tiến cho Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên; công nhận danh hiệu Tổ Lao động Xã hội chủ nghĩa cho Viện kiểm sát nhân dân Hương Điền.
Năm 1982, từ khi pháp lệnh về xét khiếu nại tố cáo của công dân được ban hành, quyền dân chủ cơ bản của công dân được các cấp, các ngành quan tâm hơn, các đơn thư khiếu nại, tố cáo được giải quyết tốt hơn.
Song song với việc bảo vệ quyền làm chủ của công dân, bằng hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã chủ động đi vào các lĩnh vực nông nghiệp, lương thực, phát hiện những vi phạm trong quản lý kinh tế, quản lý vật tư.
Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật đã có sự thống nhất từ tỉnh đến huyện, tập trung cùng một lúc đi vào kiểm sát một ngành trong cùng thời gian và theo những nội dung kế hoạch thống nhất, nên hiệu quả công tác có chất lượng hơn. Khâu kiểm sát việc tuân theo pháp luật đã phối hợp tốt với các khâu dân sự, hình sự nên việc giải quyết vi phạm đã dứt điểm, có hiệu quả.
Công tác kiểm sát án hình sự, dân sự đã có nhiều cố gắng, tiến độ giải quyết tương đối nhanh, án tồn đọng không đáng kể. Do chú trọng kiểm sát điều tra từ đầu nên nhiều vụ án đã được điều tra kịp thời, tránh được sự sai sót trong điều tra: Đối với những vụ án phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, Viện kiểm sát đã chủ động họp 3 ngành Công an, Toà án, Viện kiểm sát đã bàn bạc, thống nhất hướng giải quyết.
Công tác kiểm sát giam giữ cải tạo và thi hành án cũng đã có nhiều cố gắng. Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã tích cực hơn trong việc phát hiện và xử lý vi phạm về việc bắt giam, giữ của cơ quan Công an cùng cấp. Việc kiểm sát thi hành án cũng được duy trì đều đặn.
Để củng cố Uỷ ban Kiểm sát giúp cho Viện trưởng trong thực hiện nhiệm vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định số 875/QĐ-V9 ngày 28-12-1982 chi định 7 dồng chí sau tham gia vào Uỷ ban Kiểm sát tỉnh:
1. Trần Thường Khiêm - Viện trưởng
2. Trần Viết Hường - Phó Viện trưởng
3. Hồ Ngọc Đàn - Phó Viện trưởng
4. Cao Văn Thiêm - Phó Viện trưởng
5. Hoàng Miêng - Trưởng phòng
6. Lương Á Châu - Trưởng phòng
7. Dương Văn Huyến - Trưởng phòng
Qua một năm phấn đấu liên tục, năm 1982 ngành kiểm sát Bình Trị Thiên đã được Hội đồng thi đua Viện kiểm sát nhân dân tối cao công nhận là đơn vị tiên tiến năm, và là một trong những đơn vị của ngành được đón nhận Huân chương Lao động hạng III, trong đó có 4 đơn vị đạt Tổ đội Lao động xã hội chủ nghĩa, 6 đồng chí đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua.
Bước sang năm 1983, đồng chí Trần Thường Khiêm nghỉ hưu, đồng chí Phó Viện trưởng Trần Viết Hường được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Thường vụ Tỉnh uỷ, sự hướng dẫn của các Vụ nghiệp vụ, toàn thể cán bộ nhân viên ngành Kiểm sát Bình Trị Thiên đã tích cực phấn đấu công tác với phương châm vừa hoạt động vừa xây dựng, tăng cường hiệu quả công tác kiểm sát, thực hành quyền công tố, phát huy mạnh mẽ chức năng nhiệm vụ của ngành trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống các vi phạm và tội phạm, góp phần thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, làm thất bại cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ địch.
Ngay từ đầu năm, các khâu công tác đã có giao ước thi đua, phấn đấu vượt mức kế hoạch đề ra. Công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử hình sự, dân sự, kiểm sát thi hành án, kiểm sát giam giữ cải tạo đều có nhiều cố gắng. Đặc biệt trong năm 1983 công tác giải quyết khiếu nại tố cáo có nhiều chuyển biến tốt. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị, thành phố đã giải quyết kịp thời. Trong tổng số 674 đơn được Viện kiểm sát Bình Trị Thiên tiếp nhận, có 209 đơn Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết, trong đó phòng khiếu tố Viện kiểm sát tỉnh giải quyết 13 đơn, các phòng nghiệp vụ giải quyết 175 đơn. Kiểm sát cấp huyện nhận 726 đơn, đã trực tiếp giải quyết 179 đơn, trong đó bộ phận khiếu tố giải quyết 92 đơn, các khâu nghiệp vụ giải quyết 63 đơn. Ngoài ra, toàn ngành còn tiếp 891 lượt người đến khiếu kiện (trong đó cấp tinh: 142; cấp huyện, thị, xã, thành phố: 749). Trong công tác giải quyết đơn đã chú ý giải quyết những đơn kêu oan, đơn vi phạm quyền dân chủ và những đơn có liên quan đến tài sản xã hội chủ nghĩa và quyền lợi hợp pháp của công dân. Đối với những đơn phức tạp có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, Viện kiểm sát đã phối hợp cùng với các cấp các ngành giải quyết.
Tổng kết công tác năm 1983, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng Bằng khen, có 5 đơn vi đạt danh hiệu Tổ đội Lao động xã hội chủ nghĩa, 5 đồng chí đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua. Khu vực Thừa Thiên Huế có 3 tập thể đạt danh hiệu Tổ đội Lao động xã hội chủ nghĩa là Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Huế, Viện kiểm sát nhân dân Hương Điền, Viện kiểm sát nhân dân Hương Phú.
Do hậu quả của cơn bão số 9 vào cuối năm 1983 dã gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân Bình Trị Thiên, nên bước sang năm 1984, quân và dân Bình Trị Thiên phải nỗ lực khắc phục những hậu quả của thiên tai, khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân trong tỉnh. Nhờ sự phấn đấu của toàn tỉnh, trên các mặt trận nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và phân phối lưu thông có sự chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân dần dần được ổn dịnh.
Trong lĩnh vực chấp hành pháp luật, khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” ngày càng đi sâu vào đời sống của cán bộ, quần chúng nhân dân. Các cơ quan bào vệ pháp luật cũng đã phối hợp tốt hơn, phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm và tội phạm. Ngành Kiểm sát Bình Trị Thiên đã chủ động nắm tình hình vi phạm, tội phạm trên tất cả các lĩnh vực, áp dụng đồng bộ các khâu công tác kiểm sát, phát hiện và xử lý tình hình theo đúng pháp luật.
Trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, ngành Kiểm sát đã phát hiện nhiều vi phạm trong lĩnh vực quản lý kinh tế, đã hỗ trợ cho ngành thuế thu hàng triệu đồng tiền thất thu thuế. Phòng kiểm sát việc tuân theo pháp luật Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã thu sung công 500.000 đồng (thời điểm 1984), các Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị, thành phố Huế đã làm tốt chức năng kiểm sát tại chỗ, có kết luận xử lý đúng đắn, được các ngành tiếp thu và sửa chữa.
Công tác kiểm sát điều tra cũng đã có sự thay đổi. Thực hiện chủ trương phối hợp của 3 ngành gồm Viện kiểm sát nhân dân, Công an, Tòa án nhân dân trong đấu tranh phòng và chống tội phạm; hàng tháng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên chủ trì cuộc họp 3 ngành, với sự tham gia của các ngành nội chính tỉnh, có lúc cả đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cũng tham dự để chỉ đạo. Nội dung cuộc họp thường thông báo tình hình vi phạm và tội phạm, bàn kế hoạch đấu tranh phòng và chống tội phạm trên tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa; đồng thời chế ước lẫn nhau theo chức năng của mỗi ngành nhằm đấu tranh có hiệu quả hơn, không để lọt kẻ gian không làm oan người ngay. Việc thực hiện phân cấp đã làm cho số án kiểm sát điều tra ở cấp tỉnh giảm hơn trước, 3 ngành Công an - Toà án - Viện kiểm sát đã cùng nhau bàn biện pháp phấn đấu giải quyết nhanh, đảm bảo thủ tục tố tụng, tình trạng án tồn đọng không nhiều. Một số Viện kiểm sát nhân dân huyện, thị có số án kiểm sát điều tra đạt tỉ lệ trên 90%. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tổ chức thi tay nghề cho cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát điều tra hình sự như thi viết cáo trạng, thi lập hồ sơ hình sự... trong toàn ngành để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Công tác kiểm sát xét xử hình sự và dân sự đạt được những kết quả tốt; số án huỷ, sửa chiếm tỷ lệ không cao. Đặc biệt, năm 1984 công tác chỉ đạo huyện ở khâu kiểm sát xét xử được quan tâm hơn. Phòng kiểm sát xét xử đã phân công kiểm sát viên theo dõi công tác kiểm sát xét xử ở cấp huyện, nên kết quả hoạt động kiểm sát xét xử hình sự, dân sự ở cấp huyện có nhiều tiến bộ. Sự phối hợp giữa 3 ngành Công an, Toà án, Kiểm sát ở cấp huyện đã có hiệu quả.
Do những kết quả khả quan nói trên, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng danh hiệu Đơn vị Thi đua xuất sắc. Các tập thể thuộc khu vực Thừa Thiên Huế được khen thưởng gồm Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế nhận cờ thi đua của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên; các tập thể được Viện kiểm sát nhân dân tối cao công nhận danh hiệu Lao động xã hội chủ nghĩa gồm các Viện kiểm sát nhân dân Hương Điền, Hương Phú, Thành phố Huế và phòng KSĐT án Trị an - an ninh; nhiều cá nhân được Viện kiểm sát nhân dân tối cao công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua.
Ngày 30-01-1985, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Chỉ thị số 57/CTTW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các ngành Kiểm sát, Toà án, Tư pháp. Chỉ thị nêu rõ phải thường xuyên giáo dục bồi dưỡng cho cán bộ về đường lối, chủ trương, chính sách đấu tranh chống phản cách mạng; coi trọng củng cố kiện toàn tiêu chuẩn các ngành... cấp uỷ Đảng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các ngành thực hiện tốt nhiệm vụ; để đảm bảo sự lãnh đạo thường xuyên của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương các cấp, cần bố trí cấp uỷ viên làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Trên cơ sở Chỉ thị 57 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và các Nghị quyết 10, 11 của Tỉnh uỷ Bình Trị Thiên, Viện kiểm sát đã tăng cường hơn nữa việc phối hợp với các ban ngành trong khối nội chính như Công an, Toà án trên cơ sở chức năng mỗi ngành.
Đối với cấp uỷ, Viện kiểm sát luôn tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm sát, quan hệ chặt chẽ với nội chính Tỉnh uỷ, nội chính Uỷ ban; tham gia các cuộc họp bàn về tình hình chấp hành pháp luật, về nhiệm vụ cấp bách của địa phương để chỉ đạo toàn ngành chuyển hướng phục vụ kịp thời. Cũng trong năm 1985, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 54/QĐ-TC ngày 11-3-1985 bổ nhiệm đồng chí Lương Á Châu giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên.
Năm 1985, công tác xây dựng ngành có nhiều chuyển biến mới về tổ chức và tư tưởng, đã từng bước triển khai quy chế nghiệp vụ, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực để tăng cường cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở tỉnh và huyện, xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ trong ngành vi phạm pháp luật, từng bước làm trong sạch nội bộ. Cuối năm, Viện kiểm sát nhân dân huyện Hương Điền được nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng III. Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng khen thưởng danh hiệu Tổ đội Lao động xã hội chủ nghĩa cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế và Viện kiểm sát nhân dân Hương Phú.
IV. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN BÌNH TRỊ THIÊN NHỮNG NĂM 1986 - 1989
Mở đầu giai đoạn này là một sự kiện chính trị quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng phát triển đất nước, đó là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986. Đại hội đã đánh giá toàn diện những chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam, phân tích sâu sắc tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong nước, cục diện kinh tế thế giới và khu vực.
Trên cơ sở đó, Đại hội đã quyết định đường lối đổi mới. Đây là bước chuyển biến quan trọng có tác động đến mọi mặt kinh tế- xã hội- an ninh quốc phòng của cả nước.
Bình Trị Thiên là tỉnh có nhiều thành phần kinh tế, trong đó ở khu vực phía Bắc (Quảng Bình và Vĩnh Linh) nền kinh tế chủ yếu có 3 thành phần, phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp, nên khi chuyển sang kinh tế thị trường còn nhiều lúng túng; do đó đã phát sinh những vi phạm trong quản lý kinh tế, số vụ tham ô, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản công dân có chiều hướng gia tăng, ở miền Nam nền kinh tế có nhiều thành phần, đa dạng, phức tạp, nên khi chuyển sang kinh tế thị trường thì các thành phần này nắm bắt nhanh, hình thức vi phạm tinh vi hơn, các vụ án diễn ra có chiều hướng phức tạp, đa dạng hơn. Bên cạnh các loại tội phạm hình sự như giết người, cướp của, chống người thi hành công vụ, trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản công dân... thì những vụ án vi phạm chế độ quản lý kinh tế, quản lý tài chính ngày càng tăng. Đặc biệt sau đợt đổi tiền và tổng điều chỉnh giá cả, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước khá phức tạp. Giá cả thị trường tăng nhanh cùng với luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của kẻ xấu, sự phá hoại của địch; bọn đầu cơ buôn lậu tung tiền, vét hàng, găm hàng gây bất ổn tình hình kinh tế - xã hội.
Sự vận động hàng hoá tiền tệ trong lưu thông càng khó khăn, hoạt dộng kinh doanh của thương nghiệp càng lúng túng trong phương thức mua và bán. Trong khi đó, một số đơn vị thương nghiệp và hợp tác xã mua bán chạy theo cơ chế thị trường, tranh mua, tranh bán, tuỳ tiện nâng giá, ép giá làm cho thị trường thêm rối ren, phức tạp. Các hiện tượng tiêu cực không những chưa dược chặn đứng mà còn có xu hướng phát sinh. Tội phạm trong lĩnh vực kinh tế tiếp tục phát triển, nhiều vật tư quan trọng như phân đạm, thuốc trừ sâu, xi măng, xăng dầu...và các mặt hàng thiết yếu khác bị tuồn ra thị trường tự do. Không ít cán bộ, nhân viên nhà nước thoái hoá, biến chất... Một số cơ quan nhà nước không có chức năng hoạt động ngoại thương cũng mua bán các loại hàng xuất khẩu.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp, vi phạm nổi lên là vấn đề phân phối lưu thông vật tư nông nghiệp và vật tư ngư nghiệp như phân đạm, thuốc trừ sâu, ngư lưới cụ, xăng dầu, vi phạm trong việc khoán sản phẩm... Số vụ xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa năm 1986 là 350 vụ, trong đó đáng lưu ý có 161 cán bộ công nhân viên, 37 cán bộ hợp tác xã vi phạm. Số vụ đầu cơ buôn lậu cũng rất lớn (riêng ngành Hải quan đã phát hiện buôn lậu qua biên giới là 1.318 vụ), ngành Kiểm sát đã phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức nàng xử lý 900 đối tượng, trong đó có 170 đối tượng là cán bộ công nhân viên
Nguyên nhân của tình hình vi phạm trên trước hết là do trình độ quản lý kinh tế của ta còn thấp, chưa chặt chẽ, cơ chế quản lý chưa thống nhất, các vi phạm chưa được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh để giáo dục phòng ngừa. Tình hình an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội cũng diễn biến khá phức tạp. Năm 1986 đã ngăn chặn và xử lý 61 vụ vượt biển trốn ra nước ngoài; mở các đợt truy quét tội phạm hình sự, bắt 1.030 trường hợp, tiến hành xử lý 572 trường hợp.
Với thành tích trong năm 1986, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tặng bằng khen cho Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên.
Năm 1987, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, tình hình kinh tế- xã hội có nhiều khó khăn, an ninh chính trị diễn biến phức tạp. Nhưng được sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp, hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể, ngành Kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã tập trung lực lượng thực hiện tốt Nghị quyết VI của Đảng, các Nghị quyết 2, 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nhằm phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn và 4 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực phân phối lưu thông.
Trên một số lĩnh vực khác, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã phối hợp với các ban ngành, nhất là các ngành trong khối nội chính, nên hoạt động kiểm sát đã góp phần đấu tranh có hiệu quả các hành vi vi phạm và tội phạm.
Tình hình quốc phòng an ninh trong tỉnh 6 tháng cuối năm 1987 có diễn biến phức tạp, nhất là vùng biên giới. Chấp hành chỉ thị của Thường vụ Tỉnh uỷ về việc đề phòng toán gián điệp Hoàng Cơ Minh đang tìm cách từ Lào xâm nhập vào Việt Nam, ngành Kiểm sát có phương án cùng lực lượng bộ đội biên phòng và công an phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương ở A Lưới, Nam Đông chuẩn bị tăng cường lực lượng, phương tiện để sẵn sàng phá tan âm mưu xâm nhập của địch.
Trên mặt trận đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm, hưởng ứng lời kêu gọi “Những việc cần làm ngay” của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng được đăng trên các báo trung ương và địa phương, lên án những cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các vụ việc tiêu cực làm ảnh hưởng thanh danh của Đảng; Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Trị Thiên đã ra Chỉ thị số 10 (6-7-1987), yêu cầu các ngành, các cấp tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào tự phê bình, phê bình công khai, kiên quyết xử lý các vụ tiêu cực. Thực hiện chỉ thị của Thường vụ Tỉnh uỷ, Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đã kết hợp với Công an, Toà án và các ngành hữu quan giải quyết kịp thời một số vụ trọng án, án trọng điểm, án thời sự. Đã chú trọng giải quyết và xử lý nghiêm các tội phạm vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, từng bước lập lại công bằng trong xã hội, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trong lĩnh vực kiểm sát việc tuân theo pháp luật, đã chú trọng đi vào lĩnh vực lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Toàn ngành đã đi vào kiểm sát 70 đơn vị, các Viện kiểm sát huyện như Phú Lộc, A Lưới đã vượt chỉ tiêu kế hoạch của năm.
Công tác kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử án hình sự đã có sự phối hợp đồng bộ, phối hợp giải quyết vụ Lê Viết Tân là kế toán trưởng cùng đồng bọn ở Công ty Lương thực A Lưới can tội “đầu cơ và tham ô” 19.000 kg gạo. Trong năm 1987 đã phát hiện được hơn 600 vụ xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và gần 100 vụ buôn lậu, thu hàng hoá có giá trị hàng tỉ đồng.
Trong công tác kiểm sát giam giữ - cải tạo, Viện kiểm sát đã kiểm sát toàn diện trại tạm giam Thừa Phủ, thường kỳ mỗi tháng tiến hành kiểm sát một lần các trại cải tạo ở Bình Điền, Đồng Sơn, Hoàn Cát....
Công tác kiểm sát thi hành án, giải quyết đơn có nhiều cố gắng. Số đơn được giải quyết chiếm tỷ lệ cao, trên 90%. Công tác văn phòng-tổ chức đã từng bước ổn định, coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nhiều đơn vị từ chỗ yếu kém đã vươn lên khá.
Năm 1988, quán triệt Chỉ thị 01 của đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tình hình nhiệm vụ chính trị của địa phương, ngành Kiểm sát Bình Trị Thiên đã có chương trình hành động phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm. Với phương châm vừa chống vừa xây, lấy xây làm chính, đã kết hợp tốt hai mặt chống và xây, tạo thành một khối thống nhất có tác động hỗ trợ lẫn nhau. Dưới sự chỉ đạo tập trung của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát hai cấp đã có sự phối hợp chặt chẽ về thời gian cũng như phương thức công tác, tiến hành kiểm sát 87 đơn vị, trong đó kiểm sát tại chỗ 30 điểm, phối hợp kiểm sát 32 điểm, và yêu cầu các đơn vị tự kiểm tra 25 điểm. Công tác kiểm sát đã bám sát 3 chương trình kinh tế, đi sâu vào các ngành trọng điểm như ngoại thương, vật tư nông nghiệp, lương thực... Riêng điểm kiểm sát ngoại thương đã triển khai sớm từ cuối năm 1987. Cả hai cấp tỉnh và huyện đã kịp thời phối hợp và hỗ trợ cho nhau để có đủ tài liệu, chứng cứ kết luận vi phạm một cách chặt chẽ, góp phần làm chuyển biến một bước ý thức tuân thủ pháp luật trong các ngành kinh tế.
Trong kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử hình sự, do tình hình diễn biến phức tạp, các loại tội phạm phát sinh nhanh. Trong năm 1988, toàn tỉnh triệt phá được 89 băng, ổ, nhóm, bắt hơn 300 tên tội phạm nguy hiểm.
Các tội đầu cơ, buôn lậu, tham ô, kinh doanh trái phép đều tăng. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã chủ động bàn bạc với Công an, Toà án giải quyết nhanh các vụ án điểm. Có những vụ từ lúc khởi tố điều tra, truy tố đến khi xét xử chỉ có 21 ngày... Số án kiểm sát điều tra đạt tỷ lệ cao, chất lượng được đảm bảo. Trong kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, chất lượng hồ sơ được nâng lên rõ rệt.
Về mặt an ninh quốc phòng, dựa trên tinh thần Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 26-5-1988 cúa Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc ngăn chặn tình hình vượt biên trốn ra nước ngoài, và Chỉ thị 25/CT-TW ngày 20-7-1988 của Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Trị Thiên về các biện pháp ngăn chặn hiện tượng này; ngành Kiểm sát tỉnh đã có kế hoạch phối hợp các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành, các đoàn thể và nhân dân tiến hành chống âm mưu tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài, góp phần ổn định công tác an ninh trên địa bàn tỉnh.
Về công tác kiểm sát xét xử dân sự, đã đi sâu phục vụ việc bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, phát hiện nhiều hợp đồng kinh tế có vi phạm, nắm chắc tình hình nợ tồn đọng, chiếm dụng vốn để kịp thời xử lý. Trong năm 1988, việc thanh tra chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế được triển khai trong 261 đơn vị cơ sở trên toàn tỉnh, xem xét 4.039 hợp đồng với tổng giá trị 28,5 tỉ đồng, giải quyết 225 vụ tranh chấp đưa lại kết quả tốt.
Công tác kiểm sát giam giữ-cải tạo và chấp hành án được chú trọng. Hầu hết các đơn vị trong toàn ngành đã đi vào nề nếp, phân loại vụ, việc kịp thời, giải quyết dứt điểm. Nhiều đơn vị đã nghiêm túc đi vào kiểm tra, chấn chỉnh công tác chấp hành án.
Về công tác kiểm sát giải quyết đơn khiếu tố, vào thứ 5 hàng tuần, lãnh đạo hai cấp đã trực tiếp tiếp dân. Bộ phận chuyên trách hàng ngày theo dõi, quản lý các đơn thư khiếu nại. Đã thụ lý 1.704 đơn, trong đó có 631 đơn thuộc trách nhiệm ngành Kiểm sát giải quyết, đã giải quyết 490 đơn đạt 80% kế hoạch. Thông qua công tác giải quyết đơn, đã phát hiện khởi tố hình sự 6 vụ, 15 vụ về dân sự.
Công tác văn phòng tổng hợp cũng đã kịp thời nắm bắt nhanh các nguồn thông tin, làm tham mưu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo, điều hành. Việc báo cáo tổng hợp, báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất đã đi vào nề nếp. Công tác xây dựng ngành được quan tâm đã phát triển đội ngũ cán bộ về số lượng cũng như chất lượng, chú ý tăng cường cán bộ cho cấp huyện.
Ghi nhận thành tích đã đạt được, Viện kiểm sát nhân dân tối cao công nhận Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên đạt danh hiệu Đơn vị Tiên tiến; Viện kiểm sát nhân dân Bình Trị Thiên cũng khen tặng danh hiệu Tổ Lao động xã hội chủ nghĩa cho Phòng Kiểm sát xét xử thi hành án - hình sự.
Năm 1989 là mốc đánh dấu những chuyển biến bước đầu của Bình Trị Thiên về quá trình đổi mới các hoạt động kinh tế xã hội, giải phóng sức sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, hoạt động kiểm sát đã đi vào nề nếp, các công tác triển khai đều bám sát kế hoạch của từng khâu, kết hợp với nhiệm vụ chính trị của địa phương trong từng giai đoạn để hoàn thành kế hoạch.
Tháng 7 nàm 1989, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế được tái lập và tiếp tục lãnh đạo cán bộ toàn ngành hoàn thành tốt kế hoạch năm 1989, tạo đà cho việc thực hiện kế hoạch trong giai đoạn 1989 - 2005.