Các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp những năm gần đây luôn xác định phải nâng cao trách nhiệm công tố của Viện kiểm sát trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân, bao gồm: Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đề ra yêu cầu: “Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng, nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội…”; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” chỉ rõ: "Tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra" và Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh phải “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Đồng chí Viện trưởng nhấn mạnh, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta nhằm bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự có căn cứ và hợp pháp, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. Với ý nghĩa đó, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội thực hiện chuyên đề “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp” đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn mới.
Kết cấu Chuyên đề "Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp" gồm 03 chương: Chương 1, "Thực hành quyền công tố và chủ trương của Đảng, Nhà nước về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra", làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thực hành quyền công tố và nội dung những hoạt động công tố trong hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật hiện hành; Chương 2, "Thực trạng trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra những năm gần đây", đánh giá thực trạng thực hành quyền công tố từ năm 2006-2010, chỉ ra được những kết quả, hạn chế và những nguyên nhân; Chương 3, "Một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp", trên cơ sở những nguyên nhân tồn tại, hạn chế nêu trên, Chuyên đề đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp.
Sau đây là nội dung chủa Chuyên đề: ( bấm vào các nội dung để tải văn bản về)
Phần 1: Chuyên đề
- Nội dung tóm tắt của Chuyên đề tập huấn.
Phần 2: Các tiểu chuyên đề
Phụ lục : Những căn cứ pháp lý của việc đề ra yêu cầu điều tra
Tài liệu tập huấn Phòng 3 Viện KSND Thừa Thiên Huế
- Chuyên đề nâng cao chất lượng kháng nghị án hình sự
Tài liệu tập huấn của Phòng 1 Viện KSND tỉnh Thừa Thiên Huế