Cùng dự có đồng chí Nguyễn Hải Phong, Phó Viện trưởng Thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các đồng chí Phó viện trưởng: Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Lê Hữu Thể, Trần Công Phàn, Bùi Mạnh Cường. Thủ trưởng các đơn vị, Trưởng phòng các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phần phố trực thuộc Trung ương tham dự hội nghị. Hội nghị trực tuyến được nối từ điểm cầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến 754 điểm cầu các cấp.
Đ/c Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu quán triệt Kế hoạch tập huấn các đạo luật trong lĩnh vực tư pháp
Tại hội nghị, đồng chí Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quán triệt Kế hoạch tập huấn các đạo luật. Thông qua việc triển khai thi hành các bộ luật, luật và nghị quyết thi hành, Viện kiểm sát các cấp củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp, điều động Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, công chức khác cho phù hợp, tạo sự chuyển biến, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành. Việc tổ chức triển khai thi hành các bộ luật, luật phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp; bám sát các quy định của nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành bộ luật, luật. Theo đó, việc tổ chức triển khai thi hành các bộ luật, luật được Viện kiểm sát nhân dân các cấp coi là nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên và tập trung chỉ đạo, thực hiện trong thời gian tới.
Đ/c Trần Anh Tuấn, Chánh Văn phòng VKSND tối cao phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, 07 đạo luật về lĩnh vực tư pháp vừa thông qua tại kỳ họp thư 10, Quốc hội khóa XIII như: Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự và các Nghị quyết của Quốc hội về thi hành bộ luật, luật. Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu, các đại biểu tập trung học tập, nghiên cứu triệt đầy đủ, sâu sắc nội dung bộ luật, luật; nhất là những yêu cầu mới đặt ra cho ngành Kiểm sát nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong quá trình thi hành luật. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, cán bộ của Viện kiểm sát phải nắm rõ các quy định liên quan đến lĩnh vực công tác của mình để chủ động nghiên cứu, tự học để đáp ứng quy định của các bộ luật, luật.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Đồng chí Viện trưởng quán triệt những nguyên tắc cơ bản Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự có nhiều điểm mới như quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, giảm tội tử hình, quy định áp dụng hình phạt tử hình cũng chặt chẽ hơn, không tử hình người trên 75 tuổi, giảm nhẹ hình phạt với 25 tội danh, mở rộng hình phạt tiền, mở rộng áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, thay đổi chính sách hình sự đối với tội tham nhũng. Đồng chí Viện trưởng nêu rõ chỉ truy tố đối với các pháp nhân kinh tế, việc truy tố này phải gắn liền với 31 tội danh về kinh tế. Việc truy tố pháp nhân cũng phải thỏa mãn 4 điều kiện theo quy định. Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình cũng lưu ý những quy định mới của Bộ luật hình sự, các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan tố tụng bị coi là tội phạm như: Đối với quyết định giam giữ người không có căn cứ pháp luật, bắt người không có lệnh hoặc có lệnh nhưng chưa có hiệu lực thi hành, chưa được viện kiểm sát phê chuẩn, không thay đổi, hủy bỏ hoặc gia hạn các quyết định tạm giam, tạm giữ… Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo lãnh đạo viện kiểm sát các cấp phải tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Chỉ thị về học tập và triển khai luật, tổ chức tập huấn về việc thi hành các đạo luật trước ngày 01/7/2016.